Thứ Tư, 24/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Công nghiệp phần mềm cũng gặp khó

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Công nghiệp phần mềm cũng gặp khó

Hà Vân

Công nghiệp phần mềm cũng gặp khó
Gia công phần mềm ở Công ty GCS. Ảnh: Hà Vân.

(TBKTSG Online) – Ngành công nghiệp phần mềm trong nước cũng đang trải qua giai đoạn khó khăn và tăng trưởng có dấu hiệu chững lại do đầu tư cho lĩnh vực này từ phía doanh nghiệp và Chính phủ không như mong đợi.

>>> Gia công phần mềm vẫn tăng trưởng

Ông Hà Thân, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tin học Lạc Việt, nói rằng ngành phần mềm trong nước gặp khó khăn do doanh nghiệp và Chính phủ cắt giảm đầu tư.

“Gần một nửa doanh nghiệp Việt Nam đã chết thì lấy đâu tiền đầu tư cho CNTT,” ông Thân nói với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online bên lề Hội thảo toàn cảnh công nghệ thông tin (CNTT) do Hội Tin học TPHCM tổ chức hôm 20-9.

Hội thảo thường niên này được tổ chức nhằm cung cấp một bức tranh tổng thể về sự phát triển CNTT và xu hướng công nghệ trong năm nay.

Cũng theo ông Thân, một nguyên nhân khác là các doanh nghiệp đang xem xét lại nhu cầu ứng dụng CNTT và chưa định hướng được công nghệ mà họ nên theo.

Ông Trần Nguyên Chung, chuyên viên Vụ CNTT, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, tăng trưởng ngành công nghiệp phần mềm trong năm qua chững lại, chỉ đạt mức tăng 3%. Đây là mức thấp nhất trong ba năm qua.

Ông Chung trích dẫn những con số từ Sách Trắng CNTT năm 2013 rằng, năm 2012, doanh thu công nghiệp phần mềm chỉ đạt gần 1,21 tỉ đô la Mỹ, tăng trưởng khiêm tốn 3%, và một trong những nguyên nhân chính là thị trường tiêu thụ trong nước bị giảm mạnh.

Suy thoái kinh tế đã tác động đến ngành vực công nghiệp phần mềm, khiến ngành này không còn giữ được tốc độ tăng trưởng cao như những năm trước, ở mức mức 20-30% mỗi năm. Sự thăng hoa của xuất khẩu phần mềm năm 2012 đã giúp cho ngành CNTT giữ được đà tăng trưởng tuy ở mức khá thấp.

Nhật Bản vẫn là thị trường xuất khẩu phần mềm lớn nhất của Việt Nam, đem lại 35% doanh thu và 40% lợi nhuận đều đặn hàng năm. Các thị trường tiếp theo là Bắc Mỹ, châu Âu và một số nước châu Á.

Hiện, FPT là doanh nghiệp xuất khẩu phần mềm chủ lực tại Việt Nam trong năm 2012.

Ông Thân từ Lạc Việt cho biết, xu hướng công nghệ hiện nay đi theo hướng hội tụ, tích hợp công nghệ và ứng dụng điện toán mây (cloud computing), di động (mobile), truyền thông xã hội (social) và công nghệ lưu trữ và xử lý dữ liệu lớn (Big Data) đã hình thành một nền tảng mới.

Do đó, doanh nghiệp nên cân nhắc đến xu hướng này để đầu tư cho CNTT và phát triển mô hình kinh doanh có hiệu quả.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới