Thứ Sáu, 19/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

KTSG số 27-2022: Phát triển bền vững – lát cắt kinh tế tuần hoàn

Tòa soạn KTSG

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) – Trên con đường hình thành nền kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam, nhiều doanh nghiệp lớn đang đi tiên phong nhưng để sản xuất theo vòng tròn khép kín, không phế phẩm, lại là một con đường dài. Điều khích lệ là ngày nay, người tiêu dùng đã sẵn sàng chi tiền nhiều hơn để có những sản phẩm sạch hơn, bổ dưỡng hơn.

Chuyên mục “Sự kiện & vấn đề” trên KTSG bản in sáng mai (7-7) có cụm nội dung về phát triển bền vững với lát cắt kinh tế tuần hoàn, gồm các bài viết:

Bã cà phê – mở đầu câu chuyện kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam (Hồ Nguyên Thảo): Ngoài Vinamit, Cỏ May, Vĩnh Hoàn, Hoàng Anh Gia Lai… đã và đang có những sản phẩm theo khuynh hướng này, các startup như Faslink hay Veritas Vietnam cũng sáng tạo những sản phẩm thời trang (quần áo, giày dép) làm từ bã cà phê, sau những ly tách hay khẩu trang cũng từ bã cà phê.

Biến thứ bỏ đi thành sức mạnh mới của thương hiệu (Ricky Hồ): Hiện trên thế giới có nhu cầu lớn về những món đồ được làm từ những thứ bỏ đi. Một xu hướng ở Nhật: upcycling – quá trình biến chất thải thành các sản phẩm có giá trị gia tăng. Từ các phụ phẩm của quá trình sản xuất bia, hãng bia Sapporo Breweries và hãng may mặc Shima Denim Works đã tạo ra những chiếc quần jeans được khách hàng hâm mộ. Xu hướng này còn có sự tham gia của nhiều hãng khác như hãng bánh Sakaeya Seipan…

Phát triển bền vững không thể chỉ bằng khẩu hiệu (Trần Hương Giang): Gần một thập niên, kể từ khi Liên hiệp quốc thông qua mục tiêu phát triển bền vững (Sustainable Development Goals) vào tháng 9-2015, cho tới nay, câu chuyện phát triển bền vững dường như vẫn đang loay hoay với nhiều khó khăn, thách thức ở phía trước.

Các đề tài kinh tế – xã hội theo dòng thời sự trên cùng số báo:

Nghị quyết 18 và đổi mới quản lý giá đất (Đặng Hùng Võ): Cần có tiêu chí xác định người chịu trách nhiệm về tình trạng giá đất Nhà nước quy định luôn thấp đáng kể so với giá thị trường. Đây cũng là bản chất của số lượng khiếu kiện đất đai luôn cao và tình trạng cán bộ vướng vòng lao lý do đất đai ngày càng nhiều.

Bức tranh về minh bạch thông tin đất đai (Hiệu Minh): Sốt đất từ thành thị đến nông thôn đều bắt đầu từ sự thiếu minh bạch về thông tin đất đai.

Gia tăng năng lực phát triển du lịch, quảng bá thương hiệu quốc gia (Trần Tuệ Tri): Theo đánh giá của WEF, du lịch Việt Nam đang có lợi thế phát triển từ tài nguyên thiên nhiên và văn hóa; đồng thời, các mặt hạn chế bao gồm khả năng bảo vệ môi trường, vấn đề sức khỏe và vệ sinh, cơ sở hạ tầng, cũng như mức độ ưu tiên phát triển ngành du lịch – lữ hành.

Để bảo vệ ý tưởng của doanh nghiệp (Ngân Trần): Gợi mở những giải pháp bảo hộ ý tưởng kinh doanh hay những thông tin có giá trị mà các chủ doanh nghiệp có thể cân nhắc lựa chọn áp dụng.

Nâng cao giá trị hạt cà phê Việt Nam: Đừng để quá trễ! (Nguyễn Quang Bình): Chỉ khi thông suốt chuỗi giá trị mặt hàng mà mình theo đuổi và kinh doanh thì mới hiểu được các thử thách về thị trường để sẵn sàng ứng phó kịp thời với các rủi ro. Bài viết nêu đơn cử từ ngành hàng cà phê.

Xác định thời điểm nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng (Võ Quốc An): Chủ đầu tư dự án lẫn nhà thầu xây dựng thường không thống nhất về thời điểm công trình được nghiệm thu hoàn thành. Đâu là những căn cứ để xác định thời điểm này mà tòa án hoặc trọng tài thường dựa vào đó để giải quyết tranh chấp?

Sa thải nhân viên vì… “không phù hợp” được không? (Nguyễn Ngọc Phúc Đăng – Hà Anh Thư): Công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động cần có lý do chính đáng theo luật định. Chắc chắn một điều: không có quy định nào cho phép sa thải người lao động với lý do “không phù hợp với công ty”.

Mạn đàm về câu hỏi gần một thập kỷ: “Khi nào thị trường chứng khoán Việt Nam được nâng hạng?” (Hồ Quốc Tuấn): Bên cạnh quan tâm tới nâng hạng của thị trường theo chuẩn quốc tế thì cũng cần quan tâm nâng hạng niềm tin trong mắt nhà đầu tư, như vậy mới phát triển bền.

Nửa đầu năm buồn của các quỹ (Thanh Thủy): Một cách căn cơ và dài hạn hơn thì thanh khoản của thị trường vẫn sẽ phụ thuộc chủ yếu vào VN-Index có “sóng lớn” hay không, mà điều này xem chừng chưa thể diễn ra trong ngắn hạn.

“Sóng” kết quả kinh doanh quí 2 kỳ vọng ở những nhóm ngành nào? (Linh Trang): Các nhóm ngành được dự báo có kết quả kinh doanh khả quan trong sáu tháng đầu năm bao gồm ngân hàng, dầu khí, bán lẻ, thủy sản, bất động sản khu công nghiệp.

SCIC công bố danh sách thoái vốn 2022 – Những doanh nghiệp nào đáng lưu ý? (Triêu Dương): Năm nay, việc công bố kế hoạch thoái vốn khá chậm trễ trong diễn biến không mấy thuận lợi của thị trường chứng khoán.

Siết hơn nữa tín dụng bất động sản? (Tuệ Nhiên): Với hàng loạt quy định kiểm soát vốn vào bất động sản, thị trường bất động sản có lẽ sẽ tiếp tục đối mặt thêm nhiều thách thức.

Phát hành tín phiếu – thông điệp về lãi suất (Phạm Long): Ngày 21-6-2022, Ngân hàng Nhà nước phát hành đợt tín phiếu đầu tiên sau khoảng hai năm. Đây có thể là tín hiệu về lãi suất trong năm nay của nhà điều hành.

Bảo vệ thẻ căn cước (mục Ý kiến): Các nơi cung cấp dịch vụ ngân hàng cũng như dịch vụ khác cần rà soát lại quy trình nhằm loại trừ việc một người chỉ cần dùng hình ảnh thẻ căn cước đã có thể mua hàng trả góp hay vay vốn.

Đạo lý ở đâu khi người dân mua bảo hiểm y tế phải tự trả tiền thuốc? (Mục Nhĩ): Trong khi chờ đợi và dù quy định là gì, nếu bệnh viện thiếu thuốc và người bệnh phải mua thuốc bên ngoài thì người mua bảo hiểm y tế phải được chi trả theo mức quy định của bảo hiểm.

Đột biến khí hậu và nguy cơ với Việt Nam (Hoàng Minh): Không còn là biến đổi khí hậu thông thường, các nhà khoa học đã nâng cấp độ cảnh báo với thuật ngữ “đột biến” cho những thay đổi bất ngờ và cực đoan của thiên tai gần đây.

Xây đường thế nào để không biến thành đê cản trở thoát lũ? (Trịnh Duy): Hệ thống đường bộ đang được xây dựng dọc chiều dài đất nước cũng là tác nhân gây cản trở dòng chảy của nước. Đường cao tốc với nền được đắp cao vô tình tạo thành các con đê ảnh hưởng thoát lũ.

Nhân lực TPHCM: dôi dư hay vẫn còn thiếu? (Nguyễn Minh Hòa): Con số 5.705 công chức, viên chức TPHCM được công bố thuộc diện dôi dư không phải dôi dư so với yêu cầu thực tế mà theo chỉ tiêu phân bổ của Trung ương cho TPHCM.

Chọn trường, chọn nghề hay là chọn vấn đề để giải quyết? (Lê Hoài Ân): Để định hướng nghề nghiệp cho con một cách hiệu quả, phụ huynh cần phải quan tâm việc này từ 1-3 năm trước khi con em bước vào kỳ thi đại học.

Quyền trong tác phẩm nhiếp ảnh: Những điểm giới hạn cần biết (Nguyễn Lương Sỹ): Lượng ảnh tạo ra trong kỷ nguyên số ngày càng nhiều, kéo theo số vụ tranh cãi về quyền tác giả ngày càng lớn. Mắc mứu nằm ở phần giới hạn của quyền tác giả và quyền tự do cá nhân trong tác phẩm nhiếp ảnh.

Thấy gì từ phản ứng của ca sĩ Khánh Ly với phim “Em và Trịnh”? (Thiên Kim): Một khi sáng tác dựa trên hay lấy cảm hứng từ người thực, quyền tác giả sẽ phải “lùi bước” trước quyền riêng tư hay trước quyền bất khả xâm phạm về danh dự và nhân phẩm cá nhân. Nếu không cẩn trọng, tác giả có thể bị kiện ra tòa với vô số hậu quả pháp lý nặng nề.

Khám phá âm nhạc cổ điển (An An): Có những bản nhạc cổ điển không hề khó thưởng thức như định kiến, thậm chí còn khơi dậy những cảm xúc tích cực, vui vẻ.

Nón Gò Găng (Phong Điền): Nơi làm nên chiếc nón Gò Găng luôn có một sức cuốn hút kỳ lạ, không chỉ là có những tác phẩm mà còn có những câu chuyện thú vị về làng nghề.

Giữa Sài Gòn nghe chim vịt kêu (Huỳnh Văn Mỹ): Đại đô thị đã đón nhận hàng triệu người mới tới mưu sinh… Chim vịt vẫn ở lại với những chồi cây, những bãi xanh ít ỏi còn lại.

Quà quê và quà-gửi-về-quê (Hạ Vũ): Quê nhà – nơi có những đấng sinh thành cả đời lam lũ vun đắp cho con cái những gì tốt đẹp nhất, ngọt ngào nhất. Để khi điều kiện kinh tế ở thị thành của chúng đã ổn định thì quà gửi về quê lại là những thứ không phải tốt nhất.

Trang Kinh tế thế giới có các bài:

Công nhân Mỹ lại chuộng nghiệp đoàn (Nguyễn Vũ): Một hiện tượng lạ, khác trước, đó là công nhân đồng ý tham gia nghiệp đoàn, xem đó là một phương cách đấu tranh đòi quyền lợi với giới chủ.

Sản xuất toàn cầu giảm tốc – nỗi lo suy thoái gia tăng (Lạc Diệp): Giá cả tăng, nhiều ngân hàng nâng lãi suất, nhu cầu hàng hóa suy yếu… tình trạng này đang làm chậm lại hoạt động sản xuất của các nhà máy, đe dọa triển vọng kinh tế toàn cầu.

Mùa hè, du lịch hỗn loạn ở Mỹ và châu Âu (Song Thanh): Tình trạng quá tải và thiếu hụt nhân sự tại các sân bay, nhà hàng, khách sạn… đang khiến cho Mỹ và các nước châu Âu phải đối mặt với một mùa hè hỗn loạn.

Mời bạn đọc đón xem!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới