Thứ Sáu, 19/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

KTSG số 3-2022: Chứng khoán – từ F0 đến Fn

Tòa soạn KTSG

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) – Tính đến 31-12-2021, có 4,27 triệu tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân, tăng 55,27% so với cùng thời điểm năm 2020, và tăng 83,26% so với năm 2019.

Chuyên mục “Sự kiện & vấn đề” trên KTSG phát hành sáng mai (20-1) cùng một số bài viết thời sự chứng khoán sẽ giới thiệu đến bạn đọc những góc nhìn đa dạng về một năm 2021 thăng hoa của thị trường chứng khoán, đồng thời đặt vấn đề làm thế nào để những nhà đầu tư cá nhân mới (F0) trở thành những Fn phát triển bền vững cùng thị trường.

Trở thành Fn trong chứng khoán! (TS. Võ Đình Trí): Để trở thành nhà đầu tư đi lâu dài cùng thị trường là chuyện không phức tạp nhưng đòi hỏi sự kiên trì và kỷ luật. Trong đó, nhà đầu tư cần liên tục cập nhật kiến thức và kinh nghiệm để có những công cụ quản trị rủi ro cũng như tìm ra những cơ hội đầu tư mới.

Thuốc đắng giã tật và bài toán giữ chân nhà đầu tư (Lưu Minh Sang): Nhiều nhà đầu tư F0 đã lao vào thị trường như một canh bạc may rủi. Cần thành lập một tổ chức độc lập về bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư và đảm đương luôn nhiệm vụ giáo dục tài chính cho nhà đầu tư cá nhân.

Khi các CEO bán cổ phiếu (Nguyễn Vũ): Một dấu hiệu cho thấy thị trường chứng khoán tăng trưởng nóng bất thường, giá cổ phiếu cao hơn mức kỳ vọng, đó là hiện tượng lãnh đạo các công ty niêm yết bán ra một lượng lớn cổ phiếu họ đang sở hữu.

Vì sao Việt Nam chỉ thu hút được dòng tiền đầu cơ? (Lê Hoài Ân): Việc không thể thăng hạng khiến thị trường chứng khoán Việt Nam bị tuột rất nhiều cơ hội so với các thị trường đang phát triển khác trong khu vực như Thái Lan và Malaysia.

Cú “nổ” tại nhóm cổ phiếu đầu cơ! (Thanh Thủy): Dòng tiền bán tháo bị kích hoạt tại nhóm cổ phiếu đầu cơ, đặc biệt là dòng bất động sản – xây dựng và sau đó lan ra hầu khắp thị trường. Mặc dù có sự quay trở lại của nhóm ngân hàng và dầu khí nhưng không đủ giúp VN-Index giữ được mốc 1.500 điểm.

Chứng khoán cuối năm – Điều chỉnh đến khi nào? (Triêu Dương): Đối với những nhà đầu tư đã chốt lời đang nắm giữ tiền tươi, những đợt điều chỉnh mạnh trước Tết là cơ hội mua tuyệt vời và là thời điểm thích hợp để chọn hàng, khi mà kết quả kinh doanh năm cũ và kế hoạch phát triển năm mới của các doanh nghiệp dần hé lộ.

Năm 2022 – Kiên nhẫn chờ “quả ngọt” từ nhóm cổ phiếu dầu khí! (Đăng Linh): Trong kịch bản mà giá dầu thế giới vẫn duy trì ở mức cao như hiện nay, những nhà đầu tư kiên nhẫn với nhóm dầu khí sẽ gặt hái nhiều “quả ngọt” trong năm 2022.

Các vấn đề kinh tế – xã hội theo dòng thời sự trên cùng số báo:

Những tranh luận về lạm phát (Thụy Lê): Dự báo về lạm phát trong thời gian tới đang gây nhiều tranh cãi. Có lẽ “lạm phát” sẽ là từ khóa được quan tâm nhất trong năm nay.

Nỗi lo nhập khẩu lạm phát (mục Ý kiến): Bloomberg ghi nhận các dự báo gần đây cho rằng Việt Nam và Indonesia sẽ có mức tăng CPI khá cao ở khu vực châu Á, do áp lực từ chuỗi cung ứng và giá cả hàng hóa thiết yếu.

Năm 2022: ba gam màu của hệ thống thương mại toàn cầu (Dương Văn Học): Trong bối cảnh kinh tế – chính trị khó khăn, giữa ba gam màu sáng, xám, tối trong chính sách thương mại toàn cầu, có thể màu xám sẽ là chủ đạo trong năm 2022 và vài năm tiếp theo.

Vì sao tiêu dùng của người dân tăng mạnh trong khi thu nhập giảm? (Bùi Trinh): Ngành y tế và hoạt động trợ giúp xã hội đạt tốc độ tăng 42,75%, cao chưa từng thấy, một phần do phong trào xét nghiệm đại trà Covid-19. Phải chăng điều này đã đóng góp vào tăng trưởng GDP năm 2021 đạt 2,58%?

Mang cái nhìn bất thường thì sẽ thành bất thường (Châu Phan): Từ mức trúng đấu giá cao đất Thủ Thiêm, bên cạnh những quan điểm ủng hộ và liệt kê ra một số cái lợi thu về, cũng có những nghi ngại, chỉ trích kết quả đấu giá này là bất thường.

Dệt may gấp rút “xanh hóa” sản xuất (Quốc Hùng): “Xanh hóa” ngành dệt may là xu thế toàn cầu mà doanh nghiệp bắt buộc phải triển khai để đạt mục tiêu phát triển bền vững.

Cần phục hồi chính sách miễn thị thực như trước dịch (Đào Loan): Chỉ chưa đến 7.000 du khách nước ngoài đến Việt Nam sau hai tháng mở cửa du lịch quốc tế từ tháng 12-2021. Ngoài yếu tố mới là Omicron, các chuyên gia đặt vấn đề “cần xem lại những điểm nghẽn” để gỡ nút thắt cho ngành du lịch.

Người đưa thảm xơ dừa ra thế giới (Lư Thế Nhã): Thảm xơ dừa của Công ty TNHH Dừa Đông Dương (Bến Tre) được khách hàng một số thị trường xuất khẩu ưa chuộng. Đó là nhờ ông Lê Thanh Tiến, giám đốc công ty, đã chế tạo thành công máy đánh dây thừng và máy liên hợp se chỉ xơ dừa.

Thanh long không thể mãi cảnh chợ chiều (Hồ Nguyên Thảo): Trái thanh long lại sớm gặp cảnh bị hắt hủi vào lúc Việt Nam đã leo lên đỉnh thế giới về trồng và xuất khẩu thanh long.

Sụt giảm dân số: đừng vội vui mừng! (Thiên Kim): Nhiều chuyên gia cảnh báo vấn đề già hóa và sụt giảm dân số có ảnh hưởng trực tiếp tới lực lượng lao động, tới năng suất, và bất công bằng giữa các thế hệ.

Hiệu quả hoạt động và bài toán năng suất lao động (Lê Văn Bằng – Lê Hoài Ân): Người lao động đang đứng trước yêu cầu bức thiết về việc hoàn thiện và không ngừng nâng cao kỹ năng làm việc.

Trên đường “khai tử” đơn thuốc giấy (Nguyễn Thị Tú Trinh): Mới đây, Bộ Y tế đã có thêm bước thúc đẩy số hóa trong lĩnh vực y tế thông qua Thông tư 27/2021 và dự thảo thông tư quy định tiêu chí kỹ thuật đơn thuốc điện tử, tuy nhiên, vẫn thiếu vắng những quy phạm pháp luật điều chỉnh các vướng mắc phát sinh khi áp dụng đơn thuốc điện tử.

Quy định mới về kinh doanh bất động sản (Trương Trọng Hiểu): Chính phủ đã ban hành Nghị định 02/2022/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Kinh doanh bất động sản, thay thế các quy định hiện hành từ đầu tháng 3-2022.

Quy tắc ứng xử của nghệ sĩ: Giá trị áp dụng tới đâu? (LS. Trần Thị Kim Nga – Nguyễn Đức Huy): Bộ quy tắc ứng xử của nghệ sĩ được cho là một bước phát triển trong việc chuẩn hóa hành vi ứng xử của những người hoạt động nghệ thuật. Tuy nhiên, để có giá trị áp dụng vào thực tiễn thì vẫn còn những điều phải bàn thêm.

Luật lệ vẫn còn “đá” nhau! (Phan Thị Ngọc Thắng): Nghị định 118/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính và một số nghị định khác cùng có hiệu lực thi hành từ 1-1-2022, quy định trách nhiệm của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh vi phạm hành chính (đơn vị phụ thuộc). Liệu điều này có thống nhất và hài hòa trong mối quan hệ với các quy định pháp luật liên quan?

Ước định bồi thường thiệt hại liệu có được bồi thường? (Huỳnh Trung Hiếu): Đã có nhiều hợp đồng mà thỏa thuận thiệt hại ước tính được các bên đặt ra để “giới hạn” khoản bồi thường thiệt hại thực tế nếu xảy ra, nhưng không được xem xét. Luật đã có nhưng vẫn rất cần sự thừa nhận một cách hợp lý điều khoản này.

Chăm lo tốt cho “chim sẻ”, “đại bàng” sẽ tự đến (Song Nghi): Muốn có người tài cần cải tạo môi trường làm việc trước. Đất lành chim đậu là quy luật xưa nay.

Kon Plông – bản giao hưởng dưới mái rừng thiêng (Huỳnh Văn Mỹ): Có những vùng quê chỉ đi qua một lần nhưng khi rời xa thì lòng mong nhớ. Tôi đã nhớ về mái làng Kon Plông với tâm cảm như thế.

Kéo cá đồng ăn Tết (Vũ Huyền Trang): Mở cửa sau đón gió xuân từ cánh đồng thổi vào nhà, trong mùi của lúa non có thoảng hương bùn và như có vị tanh nồng của cá…

Paris trong tâm tưởng (Ngọc Trân): Bất kỳ ai từng sinh sống, làm việc hay ghé Paris vài lần, khi nhớ về thì không chỉ có hình ảnh tháp Eiffel kỳ vĩ, đại lộ Thiên thai-Champs-Élysées về đêm lắm ánh đèn, hay dòng sông Seine lững lờ trôi…

Các đề tài kinh tế thế giới:

Sức ép lạm phát bủa vây nền kinh tế Mỹ (Song Thanh): Lạm phát tại Mỹ đang tăng với tốc độ nhanh nhất trong vòng 40 năm qua, gây áp lực lớn lên người tiêu dùng, doanh nghiệp và cả giới chức Mỹ. Đây là tín hiệu xấu cả với những quốc gia xuất khẩu nhiều vào Mỹ như Việt Nam.

“Cỗ máy xuất khẩu” đối mặt nhiều thách thức (Lạc Diệp): Năm 2022, “cỗ máy xuất khẩu” Trung Quốc được dự báo sẽ phải đối mặt với những thách thức từ dịch bệnh, nhu cầu thị trường nước ngoài sụt giảm, sự cạnh tranh từ các đối thủ…

Fujifilm chuyển mình để không bị xếp xó trong bảo tàng lịch sử (Ricky Hồ): Các hoạt động liên quan đến mảng chăm sóc sức khỏe và gia công dược sẽ góp phần mang lại doanh số 10 tỉ đô la mỗi năm, tức gần 50% tổng doanh số toàn cầu của Fujifilm trong vài năm tới.

Mời bạn dọc đón xem!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới