(KTSG) - Năm 2025 với những ẩn số chưa có lời giải về thị trường chứng khoán, tỷ giá. Lãi suất, cũng gặp nhiều áp lực tăng trở cùng các thách thức đối với ngành ngân hàng đó là phải kìm giữ được chi phí vốn đầu vào. Còn có những vấn đề khác không thể không quan tâm như: biến đổi khí hậu, thời tiết ngày càng cực đoan, các cuộc xung đột vũ trang ở một số quốc gia và vùng lãnh thổ vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt…
Những điểm mờ của kinh tế Việt Nam (mục Ý kiến): Theo Tổng cục Thống kê, trong 11 tháng đầu năm nay số doanh nghiệp mới thành lập và quay lại hoạt động tăng 7,4% nhưng đồng thời số doanh nghiệp rút khỏi thị trường cũng tăng tới 9,1% so với cùng kỳ, với 173.200 doanh nghiệp. Đáng chú ý là số lượng doanh nghiệp rút khỏi thị trường có chiều hướng tăng mạnh kể từ năm 2022 đến nay.
Nỗi niềm thưởng Tết (An Nhiên): Hơn một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán 2025! Vào lúc này, vấn đề người lao động quan tâm nhất có lẽ là thưởng Tết. Từ vài tuần nay, chủ đề thưởng Tết đã xôn xao trên mặt báo và trong những cuộc chuyện trò. Và năm nào cũng vậy, thưởng Tết là chuyện vui với rất nhiều người song cũng là nỗi niềm của không ít người…
Những điểm nhấn của kinh tế thế giới trong năm 2024 (Ngân Diệp): Sau một năm 2024 đầy biến động, kinh tế toàn cầu vẫn đạt được những kết quả khả quan với đà tăng trưởng ổn định và thương mại phục hồi. Tuy vậy, căng thẳng địa chính trị, chủ nghĩa bảo hộ gia tăng và biến đổi khí hậu đang là những thách thức lớn với nền kinh tế.
Cần thay đổi phương pháp đánh giá, xếp loại nhân sự để tinh gọn bộ máy hiệu quả (Võ Duy Nghi): việc đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức, viên chức theo Nghị định 90/2020/NĐ-CP và Nghị định 48/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 90 nói trên hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, có thể dẫn đến việc đánh giá năng lực nhân sự chưa đúng, chưa công bằng.
Chính sách tiền tệ năm 2025 - Dư địa có hẹp dần? (Thụy Lê): Dù đối mặt với nhiều thách thức và gặp không ít khó khăn tại một số thời điểm, nhưng chính sách tiền tệ năm 2024 vẫn duy trì được định hướng nới lỏng, với tăng trưởng tín dụng tích cực và lãi suất điều hành giữ nguyên. Liệu xu hướng này có tiếp tục được duy trì trong năm 2025?
Thị trường ngoại hối 2025 - Rủi ro từ Fed, thương mại và vốn đầu tư nước ngoài (Tuệ Nhiên): Ngoài ảnh hưởng từ thị trường quốc tế, tỷ giá đô la Mỹ/tiền đồng trong năm 2025 còn chịu ảnh hưởng bởi nguy cơ nguồn cung ngoại tệ trong nước dự kiến không còn dồi dào như giai đoạn trước, khi hoạt động thương mại và dòng vốn đầu tư nước ngoài đối mặt với những thách thức.
Tỷ giá lại biến động mạnh - Thách thức điều hành tỷ giá trong năm 2025 (Lão Trịnh): Những biến động bất thường của tỷ giá gần đây phản ánh tác động từ sự thay đổi kỳ vọng lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) và sự suy giảm dự trữ ngoại hối, sau giai đoạn dòng vốn ngoại gián tiếp bị rút mạnh trong năm 2024.
Ông Trần Ngọc Báu: 2025 tiếp tục là năm tỷ giá gặp nhiều áp lực (Hoàng Hạnh): Năm sau sẽ tiếp tục là năm tỷ giá gặp nhiều áp lực. Lãi suất, vì thế, cũng gặp nhiều áp lực tăng trở lại ngay từ đầu năm ở lãi suất chính sách và lãi suất thị trường”, ông Trần Ngọc Báu - Tổng giám đốc WiGroup - trao đổi với Kinh tế Sài Gòn.
VN-Index sẽ giao dịch trầm lắng trong tuần cuối năm? (Thanh Thủy): Với TTCK Việt Nam, tuần giao dịch này nhiều khả năng sẽ diễn ra trong trạng thái trầm lắng với thanh khoản thấp khi rơi vào kỳ nghỉ lễ Giáng sinh và Tết Dương lịch.
Cổ phiếu PVD - Kỳ vọng sớm hồi phục từ đáy! (Bình An): Sau giai đoạn sụt giảm kéo dài kể từ tháng 5-2024 tới nay, hiện giá cổ phiếu PVD của Tổng công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan dầu khí (PV Drilling) đã về ngang vùng đáy của tháng 8-2023. Đà giảm này song hành với những diễn biến liên quan đến nguồn cung giàn khoan và giá cho thuê giàn khoan trên thị trường thế giới.
Nhìn lại thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2024 (Trịnh Duy Viết): Xu hướng chính trong năm là trạng thái đi ngang, chịu áp lực rút ròng mạnh mẽ từ khối ngoại. Tuy nhiên, thị trường vẫn ghi nhận mức tăng trưởng khoảng 12% so với đầu năm, đồng thời thanh khoản bình quân cũng cải thiện so với năm 2023.
Triển vọng lợi nhuận ngân hàng 2025 - Thách thức kìm giữ chi phí vốn (Triệu Minh): Trong bối cảnh lãi suất vẫn đang có xu hướng gia tăng, những áp lực lên lãi suất đầu vào có thể còn gia tăng trong giai đoạn tới, từ biến số tỷ giá cho đến lạm phát sẽ khó lường hơn.
Giải mã các quyết định can thiệp của Ngân hàng Nhà nước (Lê Hoài Ân - Nguyễn Thị Ngọc An): Các chính sách như kiểm soát vàng, áp trần lãi suất huy động, hay cơ chế tỷ giá trung tâm đã tạo nên sự ổn định vĩ mô, giúp Việt Nam vượt qua nhiều thách thức từ thị trường toàn cầu. Tuy nhiên, liệu đây có phải là sự lựa chọn phù hợp và bền vững trong dài hạn?
Tín chỉ carbon itmo tại Bangkok giúp chuyển đổi xe buýt điện (Bùi Huy Bình): Trong lĩnh vực giao thông, Thái Lan hướng tới việc sản xuất 30% phương tiện giao thông là xe điện vào năm 2030. Điều này được cụ thể hóa thông qua các chính sách hỗ trợ đầu tư vào sản xuất xe điện và cơ sở hạ tầng, cùng tham vọng trở thành trung tâm xe điện của khu vực Đông Nam Á.
Bị kỷ luật sa thải không được hưởng trợ cấp thất nghiệp: Cả lý lẫn tình đều chưa ổn (Phạm Đăng Khoa): Xét bản chất việc áp dụng pháp luật lao động lẫn tình hình triển khai chính sách về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay, việc từ chối cho NLĐ bị kỷ luật dưới hình thức sa thải tiếp cận các khoản trợ cấp thất nghiệp ở thời điểm hơn ai hết họ là những người thật sự cần đến chúng đã gây ra không ít thắc mắc, băn khoăn.
Khi người nổi tiếng… bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (Lê Thiên Hương): Lý do người nổi tiếng không ngừng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho tên, dấu hiệu đặc biệt, hay câu nói nổi tiếng cũng rất đơn giản. Mỗi người nổi tiếng đều đã là một “thương hiệu” và việc đăng ký nhãn hiệu bảo hộ các dấu hiệu đặc trưng là để khai thác thương mại một cách tốt nhất sự nổi tiếng này.
Phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” gặp thách thức trong bối cảnh mới (Ricky Hồ): Phong trào Isson Ippin trong tiếng Nhật nghĩa là “Mỗi làng một sản phẩm” được hình thành ở tỉnh Oita năm 1979. Phong trào lan rộng toàn cầu dưới cái tên OVOP (One Village One Product) hai thập niên sau đó và được Liên hiệp quốc vinh danh và khuyến khích các nước theo đuổi.
OCOP Việt Nam cần bỏ tư duy cũ để làm sản phẩm chất lượng toàn cầu (Ricky Hồ - Ngọc Bích): Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) tại Việt Nam hiện có trên 14.000 sản phẩm OCOP 3-5 sao, thuộc sở hữu của hơn 8.000 chủ thể, là các hợp tác xã, nhóm hợp tác và đơn vị sản xuất nhỏ. Nhưng các mặt hàng OCOP thường hiếm hoi xuất hiện ở các siêu thị và giá cao hơn bình thường.
Thâm nhập thị trường thương mại điện tử Bắc Mỹ: dễ mà khó! (Hồ Nguyên Thảo): Bắc Mỹ chiếm khoảng một phần ba lượng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Người tiêu dùng Bắc Mỹ dễ tính, sẵn sàng thử các sản phẩm mới trên các sàn thương mại điện tử ở đây, nhưng để họ mua một mặt hàng nào đó từ lần thứ hai trở đi lại là câu chuyện khác.
Biểu tượng mới của đô thị TPHCM hiện đại: Sau chín năm vận hành, tòa nhà hạng A+ Vietcombank Tower đạt chứng nhận LEED Platinum, cấp độ cao nhất trong lĩnh vực văn phòng, đồng thời đang hướng đến chuẩn mực WELL đề cao giá trị sức khỏe con người nhiều hơn. Lợi thế của tòa nhà này không chỉ là vị trí hay nguồn lực, mà còn là tư duy “làm chuẩn ngay từ đầu”.
Từ địa phương ra toàn cầu: lợi - hại khi đăng ký nhãn hiệu với hệ thống Madrid (Nguyễn Thái Hải Lâm): Tương tự như bất kỳ công cụ nào, hệ thống Madrid không hoàn hảo. Bên cạnh những ưu điểm, hệ thống này cũng có những hạn chế mà các doanh nghiệp cần lưu ý, trước khi lựa chọn chiến lược xác lập quyền đối với nhãn hiệu tại quốc gia khác.
Tết con rắn, giá mà ba nút nghẽn này sớm được khơi thông! (Mục Đồng): ba dự án đường giao thông được kỳ vọng sẽ góp phần giải tỏa nạn kẹt xe triền miên tại các cửa ngõ TPHCM lại có nguy cơ trễ hẹn vì vướng mặt bằng hoặc thi công chậm. Các trục đường này gần như hoàn thành toàn bộ, vậy mà chỉ vì vướng “chút xíu” đoạn mặt bằng từ 50-250 mét mà không thể thông xe, người dân có khi lại phải chờ đến Tết sang năm.
Bắt trẻ đồng xanh và sự “đạo đức giả” của người lớn (Lâm Nghi): Bắt trẻ đồng xanh - Tác phẩm là một lời cảnh tỉnh sâu sắc đến những người trưởng thành đang mãi mê chạy theo các giá trị phù du khiến nhân cách biến chất, để rồi lãng quên đi một một thời tuổi trẻ đầy ước mơ, hoài bão về những điều tốt đẹp.
Giấc mơ vườn giữa phố (Trần Thanh Bình): Ngày thứ bảy, nhà tôi nhận được chiếc hộp trong đó đựng hai chậu cây. Một cây bầu, một cây mướp, đều vừa mọc lên mỗi bên hai chiếc lá. Chúng rung lên trong gió, mỏng manh…
Đường bông rực nắng! (Phú Thành): Đường trốn tôi, giấu mình giữa rặng dừa nước và tre trúc ngả bóng nên không tò mò đến nơi, làm sao tôi có được cuộc hội ngộ lạ kỳ? Đến những quãng đất trống dọc đường, nhà dân nhô lên, tươi tắn và xinh xắn giữa những khu vườn trồng những khóm hoa dân dã.
Triển vọng thị trường hàng hóa trong năm 2025 (Song Thanh): Những căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc có thể gây sức ép lên thị trường năng lượng và hàng hóa trong năm tới, khiến giá nhiều sản phẩm có xu hướng giảm, trong khi triển vọng đối với giá vàng nhìn chung vẫn khá tích cực.
Chính sách của Fed trong năm 2025 tùy thuộc nhiều vào ông Donald Trump (Lạc Diệp): Sau cuộc họp chính sách cuối cùng của năm 2024, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã phát đi những tín hiệu thận trọng hơn về việc cắt giảm lãi suất. Triển vọng chính sách của Fed sẽ thay đổi như thế nào trong năm 2025.
Mỹ cần Elon Musk; Trung Quốc cần Taylor Swift! (Nguyễn Vũ): Trong một tựa báo mang tính kích thích sự tò mò, nhà báo Thomas Friedman của tờ New York Times viết: “Elon Musk và Taylor Swift có thể giải quyết quan hệ Mỹ-Trung như thế nào”. Vì sao một doanh nhân tỉ phú và một ca sĩ nổi tiếng có liên quan gì đến quan hệ giữa hai cường quốc kinh tế?
Mời bạn đọc đón xem!