Thứ Tư, 8/05/2024
32 C
Ho Chi Minh City

TBKTSG số 10-2013: Phá vòng xoáy bất ổn

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

TBKTSG số 10-2013: Phá vòng xoáy bất ổn

Chánh Khải

TBKTSG số 10-2013: Phá vòng xoáy bất ổn
 

Thời báo Kinh tế Sài Gòn số 10-2013, phát hành ngày thứ Năm 7-3-2013, có các nội dung chính như sau:

Sự kiện & Vấn đề số này đưa người đọc vào “Vòng xoáy vàng” để xem Ai lợi, ai thiệt (Nguyễn Vạn Phú) trước những chủ trương “chưa rõ ràng, chưa nhất quán” của Ngân hàng Nhà nước. Hay cụ thể hơn là Quản lý thị trường vàng: nói được, làm có được? (Hải Lý) cùng những phân tích và đề xuất của tác giả Nguyễn Thị Bảo Quỳnh trong Vàng: bất ổn và bất an.

Góp ý khá thẳng thắn về đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế đã được Thủ tướng phê duyệt, mục Đề án tái cơ cấu kinh tế trong số này là một tập hợp bốn bài viết với những phân tích và đề nghị rất cụ thể như Phải phá được vòng xoáy bất ổn (Nguyễn Tú Anh), Đề cao vai trò kinh tế tư nhân (Đinh Tuấn Minh), Sự giằng co giữa tư duy quản lý mới và cũ (Vũ Thành Tự Anh), Cứ để theo lẽ tự nhiên (Nguyễn Vạn Phú)

Góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp tuần này có hai ý kiến liên quan đến đất đai. Nếu TS. Phan Trung Hiền đề cập và phân tích cụ thể về khoản 3 điều 58 trong bài Quy định về thu hồi đất: cần thiết nhưng chưa đủ! thì tác giả Lê Văn Tứ đã lý giải vấn đề ở góc độ bao quát hơn trong Thể chế kinh tế và thể chế đất đai phải là một

Nhân câu chuyện thời sự “nóng” về đề xuất của Hiệp hội bất động sản TPHCM là đánh thuế tiền gửi tiết kiệm, tác giả Hồ Quốc Tuấn đã phân tích khá sâu trong Vài suy nghĩ về chuyện đánh thuế tiền gửi tiết kiệm.

Chưa thể hy vọng một cuộc “lột xác” là bài viết nhận định về đề án tái cấu trúc các tập đoàn, tổng công ty nhà nước lớn nhất đã được Thủ tướng phê duyệt và công bố, nhưng theo tác giả Tấn Đức thì “nó có nội dung giống nhau đến kỳ lạ” và “tất cả đều theo một công thức chung…” 

Trong cái nhìn tổng quan về thị trường chứng khoán (mục Tài chính – Chứng khoán), tác giả Nguyễn Huy Hải đề nghị Giải pháp cho thị trường chứng khoán 2013 liên quan các vấn đề như tính minh bạch, năng lực tài chính, đạo đức nghề nghiệp, loại hình và chất lượng nhà đầu tư, nguồn cung… Trong khi đó Vàng son một thuở (Phan Dũng Khánh) là bài phân tích sâu về vàng và giá vàng cùng những yếu tố tác động, giá trong nước, giá thế giới. Đọc Khi đồng yen suy yếu (Thanh Thương) để thấy rõ những tác động của nó khi quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản ngày càng gần gũi.

Thực trạng nợ xấu vẫn tiếp tục là đề tài đáng quan tâm khi bất ngờ giảm từ 8,8% xuống còn 6% vào cuối tháng 2. Nợ xấu đã giảm gần 80.000 tỉ đồng, liệu có đúng? (Hồ Bá Tình) là bài phân tích khá sâu về vấn đề này. Liên quan đến Tài chính – Chứng khoán, cũng nên đọc thêm bài Ngân hàng: ông hoàng không quần (Vũ Quang Việt) trong mục Nhìn ra thế giới. 

Trong Văn hóa & Xã hội, Ba câu chuyện về tranh khắc gỗ dân gian (Nguyễn Nguyên Thảo) cho thấy người Pháp đã nặng lòng với Việt Nam như thế nào trong việc bảo tồn những giá trị văn hóa từ nghìn xưa. Còn đọc Người đi chợ (Nguyễn Ngọc Tư) để chợt nhận ra mình “lơ vơ vậy mà chuyên nghiệp lúc nào không hay” trong “cái chợ hình chữ S buổi tranh tối tranh sáng này”.

Mục kinh tế thế giới có bài Kỳ họp Quốc hội Trung Quốc: Sẽ không có đột phá (Huỳnh Hoa) nhận định về những quyết sách có thể có tại kỳ họp này. Cũng liên quan đến Trung Quốc là vấn đề Cứu lấy voi rừng (Thái Bình) khi “90% số vụ bắt giữ ngà voi bất hợp pháp ở sân bay Kenya có liên quan tới người Trung Quốc”.   

Ngoài ra còn nhiều bài viết đáng đọc khác như Di sản của Tổng thống Hugo Chavez (Huỳnh Hoa), Tăng tuổi nghỉ hưu: chưa thuyết phục (Sơn Nghĩa), Khó xử với các dự án bị thu hồi (Vĩnh Kim), Ứng xử với tin đồn (Phi Tuấn), Sàn bất động sản tìm đường sống (Khang Minh), Lúa chín đầy đồng, máy gặt thì ít (Lê Hoàng Vũ)…

Kính mời bạn đọc đón xem.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới