Thứ năm, 12/12/2024
27 C
Ho Chi Minh City

Thay đổi thói quen tiêu dùng

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Thay đổi thói quen tiêu dùng

Yên Minh, TPHCM

(TBKTSG Online) - Câu chuyện một lò mổ quy mô lớn ở TPHCM bị phát hiện đã tiêm thuốc an thần cho hơn 4.000 con heo trước khi đưa vào dây chuyền chế biến đã làm dấy lên nỗi lo lắng nơi người dân. Điều đáng chú ý nữa là phần lớn số heo này được đeo vòng truy xuất nguồn gốc, có nghĩa về lý, heo rất rõ ràng nguồn gốc xuất xứ.

 

Thay đổi thói quen tiêu dùng
Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa.

Từ câu chuyện nói trên, bài toán đặt ra cho công tác quản lý trong việc kiểm soát nguồn thịt heo cũng như việc khắc phục những lỗ hổng về quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm càng trở nên nan giải. Bên cạnh đó, vấn đề đặt ra chính là việc thay đổi thói quen không phù hợp nơi người tiêu dùng.

Theo thông tin từ các ngành chức năng, những con heo tại lò mổ Xuyên Á đã bị tiêm thuốc Combistress, một loại thuốc an thần nhằm làm cho heo không căng thẳng và ngủ, để hạn chế heo chết, bị thương trong quá trình vận chuyển. Các chuyên gia y tế cho biết tồn dư thuốc Combistress trong thịt heo sẽ làm cho người sử dụng phải mắc các bệnh như thận, tiêu hóa, thần kinh… Tuy nhiên, trên thực tế, thuốc này làm cho thịt heo sau khi giết mổ sẽ săn chắc, đỏ tươi, nhìn bắt mắt, và đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho các thương lái sử dụng thuốc an thần cho heo trước khi giết mổ.

Một ông chủ lò giết mổ heo tại huyện Hóc Môn đã kể với báo chí rằng nhiều lò giết mổ vẫn còn sử dụng thuốc an thần, kể cả các lò chính quy chứ không riêng gì lò hoạt động trái phép. Để cạnh tranh, nhiều chủ lò dùng thuốc để cho ra những mẻ thịt heo dẻo, đẹp theo yêu cầu của mối hàng. Những mẻ thịt (của heo được tiêm thuốc) nhìn bằng mắt thường sẽ tươi ngon hơn và luôn bán được giá hơn, có khi hơn đến 10 giá (10.000 đồng/kg) so với thịt heo không tiêm thuốc.

Như vậy, trong câu chuyện tiêu dùng thịt heo nói riêng và an toàn vệ sinh thực phẩm nói chung, luôn cần sự chung tay góp sức từ nhiều phía. Cơ quan quản lý Nhà nước cần tăng cường xử lý các lỗ hổng trong công tác quản lý, nâng cao năng lực chuyên môn và trách nhiệm của cán bộ thú y. Còn về phía người tiêu dùng, cần thay đổi thói quen mua sắm, ngoài việc tự nâng cao kiến thức và kinh nghiệm tiêu dùng, lựa chọn những địa chỉ cung ứng hàng hóa đáng tin cậy, uy tín và bảo đảm.
 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới