Thứ Năm, 25/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Thương nhân Trung Quốc mua nông sản dưới góc nhìn bạn đọc

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Thương nhân Trung Quốc mua nông sản dưới góc nhìn bạn đọc

Hồng Văn lược ghi

TBKTSG Online) – Thương nhân Trung Quốc vào tận ruộng vườn ở khắp cả nước, thậm chí ở tận đất mũi Cà Mau để mua nông thủy sản, tranh mua quyết liệt với các doanh nghiệp trong nước đã diễn ra từ vài năm gần đây nhưng nóng lên trên thị trường từ đầu năm tới nay.

>> Thương nhân Trung Quốc mua gom nông sản, lợi hay hại?

>> Thương nhân Trung Quốc lại vào tận vườn mua hạt tiêu

>> Mua nông sản của Trung Quốc nhìn từ khía cạnh xuất khẩu gạo

>> “Xuất khẩu” nông sản tại vườn: Tiềm ẩn nhiều rủi ro

>> Chuyên gia: không để thương lái nước ngoài hoạt động không phép, không thuế

>> Nước ngoài gom nông sản ồ ạt: Nhờ lãi suất Việt Nam cao

>> Thương lái Trung Quốc cạnh tranh mua thủy sản

>> Sôi động thị trường vải thiều

>> Sẽ xuất 80.000 tấn vải thiều qua cửa khẩu Lào Cai

Thương nhân Trung Quốc mua nông sản dưới góc nhìn bạn đọc
Thương nhân Trung Quốc (đứng) thuê nhà dân ở Bắc Giang và thuê nhân công lao động để mua và đóng vải thiều chở về Trung Quốc, một hình ảnh rõ ràng nhất về việc mua tận gốc của thương nhân Trung Quốc – Ảnh: Minh Tuấn.

Đây là vấn đề lớn của ngành nông nghiệp và thị trường nông sản, do vậy đã có nhiều bạn đọc đã chia sẽ ý kiến thể  hiện quan điểm nhiều chiều trên chuyên trang Nông sản, Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online. Tòa soạn xin lược ghi lại ý kiến của bạn đọc nhằm làm rõ hơn vấn đề thương nhân Trung Quốc cạnh tranh mua nguyên liệu nông thủy sản.

Lợi cho nông dân

Trong một câu hỏi gửi tới báo, bạn đọc có tên Bình Long tỏ ra băn khoăn không biết chuyện thương nhân Trung Quốc mua nông sản lợi hay hại nhưng theo bạn thì ít ra bà con nông dân mình, có thị trường tiêu thụ, bán nông sản mình làm ra được giá.

Bạn Thảo Sơn thì nói: “Ta đã là thành viên WTO nhưng tâm trí, suy nghĩ chỉ trong ao làng” và bạn cho rằng, thương nhân Trung Quốc gom hàng bất lợi ra sao chưa rõ ràng nhưng họ không mua thì nông dân bán nông sản giá thấp hơn.

“Việc thương nhân Trung Quốc gom hàng là do chúng ta không có đầu ra như thanh long, vải thiều và rất nhiều mặt hàng nông sản ta gần như lấy Trung Quốc làm thị trường tiêu thụ thì nông dân có lợi khi bán cho thương nhân Trung Quốc”, bạn Thảo Sơn viết.

Bạn Hoàng Kim ở Đồng Tháp thì cho rằng nhìn nhận vấn đề này thuộc về góc nhìn, tức anh doanh nghiệp thì nghĩ khác, nhà nông thì nghĩ khác. Bạn Hoàng Kim cho rằng thương nhân Trung Quốc mua gom cà phê, hạt tiêu, hạt điều, cao su, cho tới tôm cá, heo còn sống… sẽ làm cho giá các mặt hàng này tăng cao, bà con nông dân làm ra các mặt hàng này sẽ được hưởng lợi, vì bán các mặt hàng này với giá cao.

“Còn người tiêu dùng, các doanh nghiệp lẫn quan chức là những người phải mua các mặt hàng nói trên, giá lên, tức họ phải tốn tiền mua nhiều hơn, nên họ không ưa là chuyện đương nhiên”, bạn Hoàng Kim viết. Tương tự, bạn Huỳnh Văn Lượng ở Tiền Giang thì cho biết nông dân ủng hộ cũng là điều dễ hiểu và là tất yếu, bởi một người nông dân sản xuất ra sản phẩm (lúa gạo, trái cây, thịt, cá….) đương nhiên họ muốn sản phẩm của mình có thị trường tiêu thụ rộng, bán được giá cao.

Bạn Nguyễn Hằng còn chi tiết hơn khi cho hay, các nhà máy đường của ta tồn kho gần nửa triệu tấn, giá rớt thê thảm hồi tháng 5 năm nay, thương nhân Trung Quốc mua chỉ 1 tháng mà gần 100.000 tấn, kéo giá đường trong nước đi lên, hết kêu than tồn kho.

Nhiều mặt hàng nông sản ta rất cần họ thu gom, cứ thử tưởng tượng bà con nông dân trồng vải ở các tỉnh phía Bắc, tới mùa bán tiểu ngạch 80.000 – 100.000 tấn sang Trung Quốc, và nếu không có thương nhân Trung Quốc, cả nước ăn vải cũng không hết. Rồi tới thanh long, họ ít mua là giá thanh long ở Bình Thuận, Tiền Giang lao đao.

Cũng nhiều lo lắng

Bạn Vi An Hoa đang công tác trong một hiệp hội nông sản, lo lắng khi nói rằng vấn đề quan trọng là thương nhân Trung Quốc có mua hàng thường xuyên hay không? Hay là thời gian đầu họ thường mua hàng với số lượng lớn, trả tiền liền để làm tin. Một thời gian sau thì trả chậm và tiến tới xù hay ép giá mà người chịu thiệt là nông dân. Mặt hàng nông sản nào họ cũng thu mua giá cao, người nông dân tưởng mặt hàng đó có giá nên năm sau đẩy mạnh diện tích trồng, nâng cao đàn giống tăng sản lượng. Nhưng rồi năm sau họ hạn chế mua, hay hạn chế nhập khẩu, người nông dân lo sợ bán tống bán tháo, giá rớt thảm hại.

Bạn Hoa còn lấy một số ví dụ khác: Họ mua nông sản kém chất lượng và dần dần tạo thói quen làm ăn cẩu thả trong nông dân, doanh nghiệp trong nước. Tới khi họ ngưng mua, nông dân biết bán cho ai, thậm chí mang tiếng hàng hóa đất nước trên thị trường thế giới.

Còn bạn Huỳnh Văn Lượng phân tích rằng đối với các doanh nghiệp trong nước, khi thương nhân Trung Quốc vào gom hàng với giá cao như vậy đẩy giá nông sản tăng cao, gây bất ổn thị trường, ảnh hưởng đến một bộ phận không trực tiếp làm ra sản phẩm (người tiêu dùng, đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm trong nước).

Trên thực tế các năm quá, lắm lúc các thương nhân Trung Quốc ào ạt mua nông sản của Việt Nam như cao su, khoai lang, nông dân đổ xô trồng, thương nhân đổ xô chở lên biên giới thì họ bất ngờ tạm ngưng mua khiến ứ đọng hàng hóa, thậm chí đổ bỏ ở biên giới.

Một vấn đề khác mà bạn đọc lo lắng là chuyện nông sản chất lượng kiểu gì thương nhân Trung Quốc cũng mua và quản lý thị trường một số tỉnh ĐBSCL từng phát hiện tôm bơm tạp chất mà người mua tôm là thương nhân Trung Quốc, cũng dễ dàng đánh mất uy tín cho nông sản Việt nam.

Học cách làm của thương nhân Trung Quốc

Nhiều bạn đọc cho biết, các doanh nghiệp của ta nên học cách làm của thương nhân Trung Quốc. Bạn đọc tên Trung thừa nhận thương nhân Trung Quốc tổ chức hệ thống đại lý, chân rết thu mua nhỏ rất giỏi, còn doanh nghiệp trong nước lại quá yếu trong khâu này. Do đó, hàng nông sản ra thị trường phải qua bao nhiều tầng nấc, trung gian. Cái hay khi có sự cạnh tranh của thương nhân Trung Quốc thì doanh nghiệp Trung Quốc phải xem xét kế hoạch kinh doanh đã hợp lý chưa. Trước nay doanh nghiệp trong nước trong nước chỉ toàn “ăn” phần ngọn mà không lo phần gốc. Người nông dân từng rất khổ sở vì sự làm ăn thiếu bài bản của doanh nghiệp trong nước.

Một bạn đọc tên Thúy nói: “Tại sao họ lại đến tận nơi để gom hàng mà không chờ ở biên giới để ta gom hàng và bán cho họ, phải chăng chúng ta không làm được nên họ không thể chờ hay chất lượng hàng hóa của ta giao có vấn đề nên họ phải lặn lội cất công đến tận vườn tiêu, ao cá, cảnh cá mà mua”.

Bạn Trần Trọng Vũ là một giảng viên đại học có cái nhìn bao quát, khi phân tích, trước tiên, chúng ta đã thử suy nghĩ xem tại sao họ (thương nhân Trung Quốc) có thể làm như thế và nếu họ làm thế thì họ kiếm lời bằng cách nào trong khi doanh nghiệp của chúng ta không làm được.

Là một doanh nhân, bạn Nguyễn Quang Bình phân tích khá chi tiết khía cạnh thị trường. “Qua nhiều năm làm trong ngành xuất nhập khẩu, tôi thấy thị trường Trung Quốc vẫn là nơi hấp dẫn. Trước đây, khi tiếng tăm của một số mặt hàng nông sản của ta chưa đủ, cứ một lần các công ty xuất nhập khẩu nhà nước và thương lái của ta đè nông dân ép giá để mua xuất qua thị trường thứ ba, thì y như rằng có các thương nhân Trung Quốc nhảy vào, đưa giá các mặt hàng đó lên cao. Các công ty xuất nhập khẩu lúc bấy giờ than trời, nhưng giá họ quá tốt, thị trường lại dễ dãi về chất lượng”, bạn Bình cho hay.

Riêng về mặt hàng cao su, rất nhiều năm, giá thương lái phía Bắc bán qua Trung Quốc rất nhiều khi có giá cao hơn giá xuất chính ngạch cho các thương gia trung gian (các nhà traders) như Malaysia, Singapore, Hồng Kông…cho đến bây giờ, ngành cao su rất cần đến thị trường Trung Quốc, với tư cách là “công xưởng” của thế giới. Bạn Bình hỏi “Buôn bán với họ, tại sao không?”.

Bạn Bình nghi ngờ thông tin trên báo chí rằng thương nhân Trung Quốc vào thẳng tận vườn mua hàng. “Vì tôi thấy thương lái của họ mua là mua theo số lượng lớn nên rất thường mua thông qua các công ty, thương lái, doanh nghiệp của ta. Nếu vậy, thì hóa đơn xuất kho của các công ty này để đâu mà các thương nhân Trung Quốc làm bậy được?”, bạn Bình đặt câu hỏi. Đồng thời bạn Bình còn nói nên xem thị trường Trung Quốc như là một thị trường đặc biệt tồn tại song song với nhiều mặt hàng nông sản của ta.

Thay đổi tư duy thị trường

Một bạn đọc lấy tên “Không tên” cho rằng ngành nông nghiệp, nông dân và doanh nghiêp nên thay đổi tư duy về thị trường. Bạn viết: dường như các doanh nghiệp chúng ta, lẫn nhà nông, nhà quản lý không lường hết yếu tố Trung Quốc trong sản xuất lẫn tiêu thụ.

Chẳng hạn gạo xuất tiểu ngạch nhiều sang Trung Quốc thì Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) xem như đó là nguyên nhân làm cho họ khó khăn, hay thủy sản cũng vậy, rồi tới sản phẩm đường cũng vậy. Vietfish 2011 thương nhân Trung Quốc tràn vào mua bán nhộn nhịp, các nhà xuất khẩu thủy sản của ta bất ngờ, tới mức thiếu cả phiên dịch.

“Thực tình mà nói, cả từ nhà nông, nhà doanh nghiệp lẫn nhà quản lý đều quá ít coi trọng thị trường Trung Quốc rộng lớn nên bất ngờ là phải. Xuất vài container, khối lượng vài trăm tấn sang thị trường Mỹ thì doanh nghiệp, nhà quản lý "hát vang" trên báo chí, còn hàng chục ngàn tấn thanh long của bà con nông dân Bình Thuận, Tiền Giang cứ vào mùa thì leo lên xe tải ra biên giới phía Bắc nhưng chẳng một nhà quản lý nào quan tâm, cứ xem như họ chở đi đổ ở đâu đó”, bạn Không Tên viết.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới