Thứ Ba, 7/05/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Ứng dụng KHCN tại Đông Nam Bộ ở mức thấp

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Ứng dụng KHCN tại Đông Nam Bộ ở mức thấp

Thái Ngọc

Ứng dụng KHCN tại Đông Nam Bộ ở mức thấp
Chợ công nghệ vùng Đông Nam Bộ 2015, tại Đồng Nai các thiết bị công nghệ trong nước còn quá đơn giản. Ảnh: Thái Ngọc

(TBKTSG Online) – Ứng dụng khoa học-công nghệ (KHCN) tại khu vực Đông Nam Bộ, bao gồm cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hiện ở mức khá thấp, theo nhận định của các chuyên gia tại hội nghị giao ban KHCN vùng Đông Nam Bộ diễn ra tại Đồng Nai ngày 24-3.

Theo kết quả khảo sát của trường Đại học Bách khoa TPHCM về mức độ sử dụng công nghệ ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Đông Nam Bộ, có đến 80% doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng công nghệ trung bình của thế giới, 14% sử dụng công nghệ thấp và chỉ có khoảng 6% sử dụng công nghệ cao.

Khảo sát này được Tiến sĩ Ngô Thanh An, Phòng quản lý khoa học, Trường Đại học Bách khoa TPHCM, công bố tại hội nghị giao ban khoa học và công nghệ vùng Đông Nam Bộ diễn ra tại Đồng Nai ngày 24-3.

Việc nâng cao năng lực công nghệ của các doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp trong nước, còn gặp nhiều khó khăn, cho dù đa số các doanh nghiệp nhận thức được lợi thế cạnh tranh phụ thuộc vào nắm bắt, ứng dụng và đầu tư công nghệ mới vào sản xuất, kinh doanh, theo ông Phạm Văn Sáng, Giám đốc sở KH-CN tỉnh Đồng Nai. 

Theo ông Sáng, với các doanh nghiệp nội địa, chính sách Nhà nước chưa thực sự hấp dẫn, các chương trình hỗ trợ đổi mới công nghệ dù đã có nhưng thủ tục để nhận được hỗ trợ còn rườm rà. Điều này khiến doanh nghiệp cảm thấy khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ từ nhà nước.

Do thiếu vốn nên nhiều doanh nghiệp nội địa trong khu vực Đông Nam Bộ chỉ mua sắm thiết bị công nghệ cũ, dễ gây ô nhiễm môi trường và khó tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, ông Sáng nhận định.

Cũng tại hội nghị, nhiều đại biểu đều thừa nhận thời gian qua Bộ KH-CN đã ban hành nhiều chương trình quốc gia để thúc đẩy KH-CN phát triển, như chương trình thị trường KH-CN, chương trình phát triển doanh nghiệp KH-CN, Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia… Tuy nhiên, khi các chương trình được triển khai vào thực tế lại chưa mang lại hiệu quả như kỳ vọng.

Ông Trần Việt Thanh, Thứ trưởng Bộ KH-CN, cho rằng Nghị định 95 đã cho phép doanh nghiệp được chủ động nguồn vốn dành cho nghiên cứu khoa học và đổi mới công nghệ, trong khi Quỹ đổi mới công nghệ Quốc gia cũng đã thể hiện tư duy mới của bộ về quản lý tài chính qua việc đơn giản hóa thủ tục cho các đối tượng tiếp nhận hỗ trợ. Điều này kỳ vọng sẽ giảm thủ tục hành chính rườm rà khi tiếp cận nguồn vốn của nhà nước cho doanh nghiệp và nhà khoa học.

Mời xem thêm

>>> Trông chờ doanh nghiệp đầu tư cho khoa học, công nghệ?

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới