Thứ Hai, 6/05/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Việt Nam không có khả năng dự trữ dầu thô khi giá xuống thấp

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Việt Nam không có khả năng dự trữ dầu thô khi giá xuống thấp

Lan Nhi

(TBKTSG Online) – Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cho biết, cho dù giá dầu xuống rất thấp và việc mua dầu thô để trữ là cần nhưng Việt Nam chưa thể tận dụng được cơ hội này.

 

Việt Nam không có khả năng dự trữ dầu thô khi giá xuống thấp
Biểu đồ giá dầu giảm trong thời gian qua. Ảnh: PVN

Trước tình hình giá dầu ngày càng lao dốc như hiện nay, đã có nhiều ý kiến và câu hỏi đặt ra về việc Việt Nam tận dụng cơ hội này như thế nào, cụ thể nhập khẩu dầu thô giá rẻ về trữ để chế biến để có thêm nguồn thu thay vì khai thác các mỏ ngoài khơi với chi phí đầu tư cao và nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt.

Trong thông tin chính thức phát đi hôm 22-4, PVN cho biết: “Việc mua dầu thô để tích trữ là hướng đi đúng đắn và hợp lý mang lại nhiều cơ hội cho đất nước. Tuy nhiên, trên thực tế có một số khó khăn: Chưa có cơ chế chính sách về rủi ro cho hoạt động này (khi mua bắt đáy dẫn đến thua lỗ); hạ tầng lưu chứa còn hạn chế, không có kho dự trữ quốc gia, hiện nay chỉ có 2 kho chứa dầu thô của 2 nhà máy lọc dầu (Dung Quất, Nghi Sơn) phục vụ cho sản xuất của nhà máy là chính. Việc thuê tàu trữ dầu không khả thi vào thời điểm này do tiềm lực tài chính còn khó khăn đặc biệt trong giai đoạn này”.

Hay nói khác đi, Việt Nam chưa đủ điều kiện tài chính và hạ tầng để dự trữ một lượng dầu lớn hơn 30 ngày nhập khẩu. Theo quy định của Chính phủ, có hai hình thức dự trữ là : dự trữ quốc gia gồm dầu thô và sản phẩm xăng dầu các loại do Nhà nước sở hữu và quyết định để điều phối thị trường  trong các tình huống khẩn cấp. Lượng dự trữ tính ra khoảng 30 ngày nhập ròng (22,8 ngày nhu cầu) từ năm 2015. Trong số này có 63% là dầu thô (khoảng 2,2 triệu tấn) và 37% là sản phẩm xăng dầu (1,3 triệu tấn). Nhà nước có thể thuê các kho đầu mối kinh doanh xăng dầu trong nước để để dự trữ sản phẩm.

Ngoài ra, còn các quy định về dự trữ sản xuất và thương mại bắt buộc với doanh nghiệp lọc hóa dầu và kinh doanh xăng dầu. Tuy nhiên, dự trữ sản xuất và dự trữ thương mại do các doanh nghiệp lọc hóa dầu và các đầu mối kinh doanh thực hiện nên cơ bản  gần đảm bảo được quy định về dự trữ dầu mỏ quốc gia. Tất nhiên doanh nghiệp dự trữ tùy theo quy mô, năng lực vì “ngốn” rất nhiều tài chính.

Năm 2015-2016, Bộ Công Thương phối hợp cùng Bộ Tài chính xem xét thuê kho của Nhà máy lọc dầu Dung Quất để dự trữ dầu thô quốc gia. Thế nhưng, năng lực và sức chứa của Dung Quất chưa đảm bảo các quy định pháp lý nên việc này chưa được triển khai. Việc dự kiến xây dựng kho ngầm dầu thô tại Dung Quất cũng không làm được vì thiếu tài chính. Nhất là trữ vài triệu tấn dầu thô cần đến hàng tỉ đô la.

Đối với lĩnh vực khai thác dầu khí, giá dầu cứ giảm 1 đô la/thùng thì doanh thu sẽ giảm khoảng 2,2 ngàn tỉ đồng/năm. Với giá dầu ở mức 30 đô la/thùng thì doanh thu sẽ giảm khoảng 55 ngàn tỉ đồng/năm (so với giá dầu kế hoạch là 60 đô la/thùng). Hoạt động sản xuất và kinh doanh xăng dầu cũng chịu tác động tiêu cực từ dịch bệnh Covid-19 và giá dầu xuống thấp khi nhu cầu vận tải, lưu thông sụt giảm.

Các nhà máy lọc dầu bị lỗ do tồn trữ, chênh lệch giá sản phẩm thấp (có lúc giá xăng thấp hơn giá dầu), nguy cơ dừng hoạt động do tồn kho cao. Về lĩnh vực dịch vụ kỹ thuật dầu khí cũng gặp khó tương tự khi các chủ đầu tư, nhà thầu có xu hướng cắt giảm và tối ưu hóa chi phí sản xuất.

Giá dầu xuống 30 đô la Mỹ/ thùng, nộp ngân sách toàn PVN giảm khoảng 18,6 ngàn tỉ đồng/năm (so với giá dầu kế hoạch là 60 đô la/thùng).

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới