(KTSG Online) - Trong phiên luận bàn về tác phẩm “Sự thịnh vượng của các quốc gia” và hàm ý cho cải cách kinh tế ở Việt Nam, các diễn giả đã cùng nhau chia sẻ các quan điểm về phát triển kinh tế trong bối cảnh mới, một số bài học cho Việt Nam, những mối liên kết giữa vốn, lao động, tăng trưởng..., đồng thời gợi ý giải pháp cho phát triển nền kinh tế thị trường.
- Đừng để người dân hiến đất cho Nhà nước gặp cảnh phiền hà!
- Đề nghị Mỹ sớm công nhận cơ chế kinh tế thị trường đối với Việt Nam
Đây là nội dung chính của sự kiện học thuật với chủ đề “Những tư tưởng vượt thời gian" của nhà kinh tế học Adam Smith - người đặt nền móng cho lý thuyết kinh tế cổ điển, tạo ra ảnh hưởng trong sự phát triển của nền kinh tế thị trường và các đổi mới trong lĩnh vực cải cách kinh tế.
Sự kiện do Trường Đại học Văn Lang tổ chức ngày 16-12 vừa qua, nhân dịp kỷ niệm 300 năm ngày sinh của người được mệnh danh là "cha đẻ" của kinh tế học, đã thu hút sự tham gia của hàng loạt chuyên gia kinh tế đầu ngành luận bàn về thực tế phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam cùng các góp để hoàn thiện hệ thống thể chế thị trường.
Theo TS Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, Việt Nam đang ở giai đoạn cải cách về nhiều mặt, trong đó có hoàn thiện về đất đai, lao động, kinh doanh vốn… và những câu chuyện truyền thống từ thời Adam Smith. Gần đây nhất, Quốc hội bàn về luật đất đai sửa đổi, hoàn thiện thêm những luật liên quan đến tài chính như Luật Các tổ chức tín dụng. Ngoài ra, việc thúc đẩy về thể chế, hỗ trợ về đổi mới sáng tạo cũng là yếu tố cần thiết.
Đánh giá kinh tế thị trường và phát triển ở Việt Nam, GS Trần Văn Thọ, Giáo sư danh dự của Đại học Waseda (Nhật Bản), nguyên thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, cho biết những điều kiện để phát triển kinh tế thị trường gồm có sự trao đổi, xây dựng hành lang pháp lý để đảm bảo quyền lợi của các chủ thể tham gia thị trường, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông.
Trước đó, trong phiên luận bàn về tư tưởng và di sản của Adam Smith: ba thế kỷ nhìn lại, các diễn giả đã chia sẻ về các khía cạnh khác nhau của Adam Smith và những ảnh hưởng qua các thời đại, một số nhận xét về tiến trình tiếp nhận tư tưởng này tại việt Nam, sự phù hợp của tư tưởng của Adam Smith trong thời đại hiện nay.
Trước khi là nhà kinh tế học vĩ đại, Adam Smith là nhà triết học đạo đức nổi tiếng. Chính vì vậy, sự phân tích, đánh giá, đề xuất về kinh tế học của ông luôn xuất phát từ nền tảng kinh tế thực và vì mục tiêu phục vụ con người nói chung. Hay nói khác đi, ở A.S, kinh tế và đạo đức, tuy hai mà một.