Thứ Tư, 8/05/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Đại học địa phương cần cơ cấu ngành nghề đào tạo

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Đại học địa phương cần cơ cấu ngành nghề đào tạo

Lê Quang Vũ

(TBKTSG) – Việc thành lập trường đại học ở khắp các tỉnh thành trong cả nước những năm gần đây không nằm ngoài mục đích đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu kinh tế – xã hội cho khu vực, cho địa phương. Thế nhưng, mỗi khu vực, mỗi địa phương ở nước ta đều có thế mạnh và đặc điểm riêng về kinh tế, tự nhiên và xã hội. Vì thế, nếu không chú ý vấn đề này để quy hoạch cơ cấu ngành nghề đào tạo cho các trường đại học địa phương, chắc chắn mục đích trên cũng chẳng đến đâu nếu không muốn nói còn gây thêm lãng phí cho xã hội. Điều này đáng tiếc đã và đang xảy ra.

Như ở các tỉnh ĐBSCL, trong khi thế mạnh ở vùng này là nông nghiệp – nông thôn thì các trường đua nhau mở ngành đào tạo sư phạm và các ngành khác. Sinh viên ra trường thất nghiệp không có gì lạ, bởi nhu cầu sư phạm và các ngành khác ít nhiều đã có sự bão hòa, thậm chí dư thừa. Còn nông nghiệp – nông thôn, theo tôi được biết có rất nhiều trường không có khả năng mở ngành đào tạo cho lĩnh vực này.

Được biết, hiện nay quy định về tiêu chuẩn thành lập trường đại học, cao đẳng có xu hướng siết chặt hơn nhưng cũng chỉ dựa trên các cơ sở như vốn thành lập, diện tích đất, số lượng giảng viên cơ hữu… Còn tiêu chuẩn về cơ cấu ngành nghề đào tạo hoặc đào tạo chuyên ngành sao cho phù hợp với thế mạnh hay nhu cầu của vùng, của địa phương vẫn chưa được nhắc đến.

Thiết nghĩ, nếu vấn đề này không được chú ý thì trong tương lai dù có thành lập bao nhiêu trường đại học, cao đẳng đi nữa cũng không thể đạt được mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội ở mỗi địa phương, khu vực, vùng, miền, lại còn gây lãng phí nguồn nhân lực đào tạo không phù hợp với nhu cầu của xã hội.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới