Thứ năm, 12/12/2024
27 C
Ho Chi Minh City

Gián đoạn chuỗi cung ứng ở Mỹ thì có ảnh hưởng gì đến Việt Nam?

Ngọc Thanh

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG) - Từ căng thẳng ở Biển Đỏ khiến các hãng vận tải biển phải tái định tuyến tránh kênh đào Suez; vụ sập cầu Francis Scott Key vào tháng 3-2024 khiến vận tải đường thủy đình trệ nhiều tháng liền tại Baltimore (Mỹ), đến việc tạm ngừng hoạt động tại các cảng Bờ Đông và vùng vịnh Mexico vào ngày 1-10-2024. Gián đoạn chuỗi cung ứng đã trở thành chuyện thường ngày.

Georgia Ports Authority (GPA), chủ sở hữu và vận hành cảng Savannah - một trong các cảng container cửa ngõ lớn nhất nước Mỹ, đang xây dựng và đầu tư cho tương lai để giải quyết tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng.

GPA có chiến lược hai trụ cột tăng trưởng tập trung vào việc xây dựng cảng Savannah thành cảng container chủ lực tại Bờ Đông nước Mỹ và cảng Brunswick thành cảng RoRo hàng đầu ở xứ cờ hoa.

Kế hoạch của GPA là đầu tư 4,2 tỉ đô la Mỹ để tăng năng lực bến bãi và kết nối chuỗi cung ứng nội địa như một phần của kế hoạch tổng thể cảng. Quan trọng không kém, Georgia là một trong những nền kinh tế tiểu bang phát triển nhanh nhất của Mỹ với môi trường kinh doanh hấp dẫn đầu tư trực tiếp nước ngoài, đất đai sẵn có để phát triển, dễ tiếp cận thị trường tiêu dùng đang phát triển tại Đông Nam cũng như tiếp cận Atlanta - trung tâm kinh doanh của khu vực này.

Một số xu hướng đang định hình nên vị thế thị trường chiến lược của các cảng Georgia trong tương lai. Dân số Đông Nam của Mỹ đã tăng 9% kể từ năm 2012, thêm 6,5 triệu người, kéo theo nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng. Các tiểu bang tăng trưởng nhanh nhất là Texas, Florida, Bắc Carolina, Georgia, Nam Carolina và Tennessee. Xu hướng đó dẫn đến sản xuất chuyển sang vùng Đông Nam của nước này, với các thương hiệu lớn thiết lập sự hiện diện tại đây. Sản xuất ô tô là câu chuyện thành công tại bang Georgia, đơn cử như Metaplant, nhà máy sản xuất xe điện mới của Hyundai có tổng vốn đầu tư là 10 tỉ đô la Mỹ (bao gồm cả nhà cung cấp) - tạo ra 15.000 việc làm mới.

Nguồn: Cảng Georgia

Ngoài dịch chuyển về nhân khẩu học và sản xuất, xu hướng liên quan đến nguồn cung ứng cũng là yếu tố chính thúc đẩy tăng trưởng ở bang Georgia và khu vực Đông Nam. Sự dịch chuyển nguồn cung ở Đông Nam Á - khi khách hàng và các hãng vận tải biển hưởng ứng khuynh hướng tìm nguồn cung ứng “Trung Quốc + 1” - cũng ưa chuộng vận chuyển đến Bờ Đông như một phương án hải trình nhanh hơn so với các cảng Bờ Tây nước này.

Năm 2002, các cảng Bờ Tây chiếm 56%, tương đương 14,5 triệu TEU, trong khi các cảng Bờ Đông và vùng vịnh Mexico chiếm 44%, tương đương 11,3 triệu TEU. Tuy nhiên, đến năm 2024, thị phần của Bờ Tây giảm còn 45%, tương đương 24 triệu TEU nhưng các cảng Bờ Đông và vùng vịnh tiếp nhận lượng hàng lớn hơn với 55%, tương đương 29,2 triệu TEU.

Lượng container nhập cảng từ Việt Nam của Mỹ tăng 26% so với cùng kỳ năm trước, và hiện chiếm 14% thị phần nhập khẩu của Mỹ so với chỉ 5% cách đây một thập kỷ khi các công ty tìm cách đa dạng hóa các nhà cung cấp ở châu Á.

Việt Nam là thị trường tăng trưởng chính của Savannah, Georgia với 295.500 TEU ghi nhận vận chuyển giữa Việt Nam và cảng này trong năm tài khóa 2024. Hàng hóa lưu chuyển giữa Việt Nam - Savannah tăng 50% trong giai đoạn năm tài khóa 2020-2024. Có đến 10,4% vận tải container của Mỹ với Việt Nam là qua Savannah trong năm tài khóa 2024.

Lên kế hoạch tăng trưởng trong tương lai và dự phòng những gián đoạn chuỗi cung ứng, các dự án mới của cảng Georgia sẽ nâng gấp đôi công suất cầu tàu và gia tăng đáng kể diện tích kho bãi, cổng cảng và đường sắt nhằm tập trung tăng hiệu quả hoạt động trên đất liền.

Các công trình của cảng Savannah như Mason Mega Rail (2 triệu TEU) và Garden City Terminal West (1 triệu TEU) đều đã đi vào hoạt động. Các dự án phát triển cơ sở hạ tầng khác bao gồm Ocean Terminal (2 triệu TEU), Savannah Container Terminal (3,5 triệu TEU)…

Lượng container nhập cảng từ Việt Nam của Mỹ tăng 26% so với cùng kỳ năm trước, và hiện chiếm 14% thị phần nhập khẩu của Mỹ so với chỉ 5% cách đây một thập kỷ khi các công ty tìm cách đa dạng hóa các nhà cung cấp ở châu Á.

“Chúng tôi đang xây dựng và đầu tư vào năng lực tăng trưởng trong tương lai nhằm đảm bảo khách hàng có thể lập kế hoạch tăng trưởng dài hạn cho chuỗi cung ứng của họ để khai thác thị trường tiêu dùng Mỹ. Thêm vào đó, vận hành cảng và hoạt động nội địa của chúng tôi là tốt nhất đất nước. Cảng chúng tôi xử lý hơn 35 tàu mỗi tuần tại Savannah với hoạt động cảng 24/7 giúp tàu ra vào nhanh hơn. Chúng tôi cung cấp nhiều phương án lưu trữ hàng hóa tại cảng nhằm giải quyết các điều chỉnh tốc độ chuỗi cung ứng để khách hàng cũng có thể dễ dàng linh hoạt theo nhu cầu thị trường” ông Ed McCarthy, Giám đốc Vận hành của cảng Georgia, phát biểu với Amcham Vietnam tại TPHCM vào ngày 29-10-2024 khi trình bày đề tài “Gián đoạn chuỗi cung ứng đã trở thành bình thường mới”.

“Tại cảng Georgia, chúng tôi thiết kế một cảng cửa ngõ và kết nối chuỗi cung ứng đẳng cấp thế giới không giống bất kỳ cảng nào khác tại Mỹ… Hàng nhập khẩu được vận chuyển vào nội địa bằng đường sắt trong vòng 24 giờ sau khi cập bến so với các cảng Bờ Tây có thể phải chờ 6-9 ngày trước khi tàu khởi hành.”, ông Flavio Batista, Giám đốc Kinh doanh của cảng này, cho biết. Thời gian quay vòng xe ra vào cảng chỉ mất 50 phút cho một lần giao nhận container. Khả năng rút ngắn thời gian nhờ đường sắt và xe tải giúp cải thiện tốc độ chuỗi cung ứng, mang lại lợi thế tài chính và lợi thế về quy trình hoàn tất đơn hàng thương mại điện tử. Khả năng phục hồi kinh doanh và có nhiều phương án này rất quan trọng đối với các nhà lập kế hoạch nhằm giải quyết các đứt gãy chuỗi cung ứng của họ, theo đại diện cảng Georgia.

Trong chín tháng đầu năm 2024, Mỹ duy trì vị thế thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với gần 90 tỉ đô la Mỹ. Nước này chủ yếu nhập hàng dệt may, giày dép, đồ nội thất, hải sản, sản phẩm công nghệ cao và máy móc từ Việt Nam.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới