Thứ Năm, 25/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

KTSG số 13-2022: Khung pháp lý nào cho tài sản ảo?

Tòa soạn KTSG

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) – Phó thủ tướng Lê Minh Khái vừa đặt ra yêu cầu hoàn thiện khung pháp lý để quản lý các loại tài sản ảo, tiền ảo, tài sản mã hóa, tiền mã hóa.

Nhằm góp tiếng nói xây dựng pháp luật, chính sách trong lĩnh vực mới mẻ này, trên số báo phát hành sáng mai (31-3), KTSG xin giới thiệu một số góc nhìn của các chuyên gia qua các bài viết:

Một số cân nhắc về xây dựng tiền số ngân hàng trung ương ở Việt Nam (Phan Minh Ngọc): Tiền số ngân hàng trung ương (CBDC) của Việt Nam, nếu có, sẽ phải được thiết kế sao cho người dân, doanh nghiệp và các tổ chức tài chính rộng rãi đón nhận và sử dụng mà không cần phải chuyển sang dùng CBDC hay stablecoin của các nước khác.

Cần có chính sách với loại tiền “neo giá” (mục Ý kiến): Chính sách kiểm soát các loại tiền “neo giá” stablecoin cần có sự tham gia của hệ thống ngân hàng với các biện pháp giám sát dòng tiền từ tiền pháp định chuyển qua tiền mã hóa hay ngược lại; đi kèm là những chế tài mạnh mẽ, nhất là với các sàn giao dịch.

Các nước quản lý tiền mã hóa như thế nào? (Trần Hùng Sơn): Khi tiền mã hóa trở nên phổ biến thì các quy định pháp lý liên quan cũng thu hút sự chú ý.

Quản lý ICO và những chuyển động pháp lý (Lưu Minh Sang – Nguyễn Thị Ngọc Trang – Trần Thị Quỳnh Duyên): ICO là hoạt động chào bán tiền mã hóa để huy động vốn thực hiện các dự án trên nền tảng công nghệ chuỗi khối của các công ty khởi nghiệp. Một số quốc gia đã ban hành lệnh cấm ICO, hoặc “án binh bất động”, trong khi không ít quốc gia khác đã có những “bước đi” đầu tiên trong việc quản lý, giám sát hoạt động này.

Cuộc chiến nhân sự trong nền kinh tế token (Võ Đình Trí): Nhiều người Việt, gốc Việt là nhân sự chủ chốt trong các dự án lớn thuộc lĩnh vực blockchain. Với lợi thế về nhân lực, hy vọng nền kinh tế token sẽ là một dấu ấn lớn của Việt Nam trong tương lai gần.

Các đề tài kinh tế – xã hội khác trên cùng số báo:

Biến cố bất ngờ từ “họ FLC” (Thanh Thủy): Giới chuyên gia nhận định 2022 sẽ là một năm không dễ dàng đầu tư chứng khoán, không còn chuyện cứ mua là thắng!

Chứng khoán – Nhịp tăng mới có sớm quay trở lại? (Triêu Dương): Sự bứt phá mạnh từ đầu tuần trước đã củng cố khả năng về một nhịp tăng mới của thị trường chứng khoán. Nhưng tâm lý nhà đầu tư lại đang chịu ảnh hưởng tiêu cực từ các tin tức xoay quanh FLC. Liệu đà tăng đã sớm kết thúc?

Kết quả kinh doanh quí 1 sẽ “trợ lực” cho cổ phiếu “vua”? (Đăng Linh): Cùng với lợi nhuận tích cực, cổ phiếu ngành ngân hàng có thể sẽ còn nhận được nhiều thông tin hỗ trợ trong năm 2022.

Áp lực gia tăng với thị trường trái phiếu doanh nghiệp? (Thụy Lê): Lãi suất tăng khiến doanh nghiệp phải đối mặt với chi phí phát hành trái phiếu cao hơn, theo đó rủi ro có thể gia tăng khiến người mua thận trọng hơn, nhất là sau hàng loạt cảnh báo về kênh đầu tư này và trước những quy định thắt chặt kiểm soát đối với thị trường này.

Bán tour quốc tế thời dịch bệnh (Đào Loan): Sau khi Việt Nam nối lại hoạt động du lịch, chỉ một số thị trường có phản hồi tích cực, còn lại vẫn đang chờ những lực đẩy mới.

Xu hướng “thiết kế xanh” hậu Covid (Thanh Phương phỏng vấn kiến trúc sư Trần Khánh Trung – kiến trúc sư trưởng Công ty TTT Architects): Nhu cầu nâng cao sức khỏe tinh thần của người lao động đòi hỏi những không gian làm việc theo cách mới và được nhà thiết kế  đưa vào các công trình thiết kế – thi công văn phòng thế hệ mới.

Tìm lời giải cho bài toán phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long (Trung Chánh ghi nhận ý kiến từ hội thảo do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Cần Thơ, Trường Đại học Cần Thơ và Tạp chí Kinh tế Sài Gòn phối hợp tổ chức): Để phát triển bền vững ĐBSCL cần phát triển đồng bộ hạ tầng, quy hoạch tích hợp, nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, tận dụng mọi nguồn lực và truyền thông giữ vai trò kết nối quan trọng với nguồn lực kiều bào…

Cửu Long một mai còn có hai mùa? (Ngọc Bình): Thử hình dung nhiều năm sau, nếu vẫn không có kế hoạch điều tiết dòng chảy, vùng châu thổ ĐBSCL không còn hai mùa con nước đi về nữa thì sẽ ra sao?

Hành chính công phải làm đầu tàu (Tường Nghi): Nhà nước cần tạo các đòn bẩy thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số một cách thiết thực. Muốn doanh nghiệp chuyển đổi số nhanh thì phía Nhà nước phải đi trước một bước.

Ba lưu ý khi đồng thời làm việc cho nhiều doanh nghiệp (Vũ Ngọc Yến – Lại Thị Diệu Thùy): Để tránh thiệt thòi về quyền lợi cũng như tránh các va vấp pháp lý, có những lưu ý về hợp đồng lao động, các loại bảo hiểm bắt buộc và thuế thu nhập cá nhân dành cho người làm việc đồng thời cho nhiều doanh nghiệp.

Hợp đồng kinh doanh bất động sản phải theo mẫu là… mẫu nào? (Trương Trọng Hiểu): Nội dung của các bản hợp đồng mẫu chỉ hướng đến mục tiêu yêu cầu các bên phải ghi nhận các điều khoản bắt buộc phải có trong hợp đồng. Tuy nhiên, việc sử dụng tên gọi và áp đặt quy chế hợp đồng mẫu vào quan hệ thương thảo hợp đồng đã gây không ít rối rắm.

Chậm chứng nhận quyền sở hữu nhà: Quýt làm cam chịu (LS. Trần Quốc Đạt – TS. Vũ Kim Hạnh Dung): Không thể viện dẫn lý do trục trặc trong quan hệ giữa chủ đầu tư và Nhà nước để không cấp giấy chứng nhận nhà ở cho người mua nhà. Đẩy người mua nhà vào câu chuyện trách nhiệm giữa Nhà nước và chủ đầu tư là việc làm không đúng với tinh thần và quy định của pháp luật.

Văn minh gì “gạch đá”! (Nguyễn An Nam): Các chuyên gia tâm lý đã cảnh báo trong một thế giới mà “sự ảnh hưởng” được đo bằng số lượt truy cập, follow (theo dõi), subscribe (đăng ký, tán thành), like (yêu thích), share (chia sẻ)… thì cần phải có sự phản tỉnh về hệ giá trị. Cái đúng, cái tích cực không hẳn nằm ở chỗ những ảnh hưởng theo tâm lý đám đông.

Thế giới: Cho đi tạo nên hạnh phúc (Quỳnh Đan): Trong muôn trùng khó khăn, lòng nhân từ của nhân loại nổi lên như một điểm sáng. Tinh thần quan tâm đến hạnh phúc của bản thân và của những người chung quanh dễ dàng lan tỏa khắp nơi một cách tự nhiên như chính hơi thở con người.

Gìn vàng, giữ ngọc (Sơn Tùng): Vài câu chuyện góp nhặt để ngẫm về việc trùng tu và tôn tạo di tích lịch sử.

Bởi vì tôi đã có mặt… (Lê Hữu Huy): Từ viễn cảnh về một cuộc chiến quy mô, kéo dài ở châu Âu, có lẽ xu hướng sẽ là sự liên kết các cường quốc lớn và các quốc gia nhỏ phải nỗ lực ngoại giao để hướng đến hòa bình.

Tấn công mạng: thấy gì từ trong khủng hoảng Covid-19? (Lê Thiên Hương): Xã hội ngày một số hóa sâu rộng hơn lại chính là tác nhân làm mối đe dọa tấn công mạng trở nên nghiêm trọng hơn.

Nhu cầu tiêu hủy dữ liệu nhạy cảm (Hoàng Việt): Mối nguy hiểm từ việc lưu trữ không kiểm soát dữ liệu làm cho nhu cầu phân loại và tiêu hủy thông tin cá nhân trở nên cấp bách.

Đường biên kinh tế của tình hữu nghị Trung-Nga (TS. Phạm Sỹ Thành): Ngay cả khi Trung Quốc sẵn sàng hỗ trợ Nga vì những lợi ích kinh tế thì nước này cũng phải đối diện với những hạn chế năng lực cụ thể và các ưu tiên vượt trên kinh tế.

Vì sao Mỹ không sản xuất thêm dầu để giảm giá? (Nguyễn Vũ): Giá dầu tăng đang là một áp lực chính trị nặng nề cho Mỹ khi nước này sắp bước vào đợt bầu cử giữa nhiệm kỳ. Có thể Chính phủ Mỹ đang tính toán nới lỏng các yêu cầu về môi trường để cấp phép cho các dự án khai thác dầu khí ngoài khơi.

LNG từ Mỹ có giúp châu Âu “thoát” Nga? (Song Thanh): Những con tàu chở khí thiên nhiên hóa lỏng từ Mỹ sẽ nối đuôi nhau cập cảng châu Âu. Nhưng liệu đây có thực sự là lời giải cho bài toán thoát cảnh phụ thuộc năng lượng Nga của châu Âu?

Xung đột Nga-Ukraine gia tăng áp lực lên kinh tế châu Âu (Lạc Diệp): Ảnh hưởng từ cuộc xung đột Nga-Ukraine đang lan rộng khắp các nền kinh tế châu Âu, gây sức ép lớn lên chuỗi cung ứng vốn đã căng thẳng.

ASEAN: đối diện “thiệt hại ngoài dự kiến” từ cuộc chiến Nga-Ukraine (Ricky Hồ): Các nhà phân tích cảnh báo rằng cuộc xung đột gây tổn hại EU, từ đó ảnh hưởng đến bức tranh phát triển của Đông Nam Á trong năm 2022, từ thương mại đến du lịch.

Cựu bộ trưởng tài chính lái xe Uber (Nguyễn Vũ): Mùa hè năm ngoái, Khalid Payenda vẫn còn là Bộ trưởng Tài chính của Afghanistan. Nay, theo Washington Post, ông đang làm tài xế Uber, chở khách ở vùng Washington DC kiếm tiền nuôi vợ con.

Mời bạn đọc đón xem!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới