Thứ Sáu, 19/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

KTSG số 48-2022: Những thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam 2022-2025

Tòa soạn KTSG

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) – Các đề tài về kinh tế – xã hội trong nước và thế giới có trong Tạp chí Kinh tế Sài Gòn số 48-2022 bản in phát hành ngày 1-12. Đó là những bài viết về kinh tế số Việt Nam, thị trường FinTech, thu hút du mục kỹ thuật số tại một số nước Đông Nam Á… cùng một số bài viết về sức mua dịp Tết, mừng lo việc xuất khẩu sầu riêng ở trang Doanh nhân Doanh nghiệp, các bài tản văn, suy nghĩ dọc đường trang Văn hóa Xã hội, Kinh tế thế giới.

Đã đến lúc không lảng tránh tiền mã hóa (mục Ý kiến): Đã đến lúc chúng ta dứt khoát nói không với các loại tiền mã hóa cũng như các sàn giao dịch liên quan để bảo vệ người đầu tư trong nước. Không phải đợi đến lúc FTX phá sản, bitcoin mất giá, chúng ta mới đặt vấn đề giá trị thật của tiền mã hóa.

Chưa rõ “số phận” tám dự án BOT (An Nhiên): Dự kiến Quốc hội sẽ họp bất thường vào trước hoặc sau Tết Nguyên đán sắp tới nhưng việc xử lý vướng mắc, bất cập tại tám trạm thu phí/dự án BOT có được đặt lên bàn nghị sự hay không vẫn còn để ngỏ.

Thị trường M&A: Bên mua đang nắm ưu thế! (Quốc Hùng): Dù cả dòng tiền và lượng giao dịch đều bị sụt giảm mạnh trong 10 tháng qua nhưng các nhà đầu tư và giới phân tích đều nhận định thị trường M&A tại Việt Nam vẫn hấp dẫn và có nhiều tiềm năng để nhận vốn đầu tư, và khi mà nhiều công ty đang khát tiền mặt thì bên mua đang ở thế thượng phong.

Giải ngân đầu tư công không phải là một nguồn vốn giải cứu thanh khoản cho nền kinh tế! (Phan Minh Ngọc): Nền kinh tế đang khô khát thanh khoản trong khi việc giải ngân hàng trăm ngàn tỉ đồng đầu tư công chậm trễ đã dẫn đến một luồng ý kiến cho rằng nếu giải ngân được khoản vốn đầu tư công này vào hạ tầng thì “dòng tiền sẽ góp phần tạo vốn cho thị trường”.

Đô la Mỹ liên tục giảm giá – tín hiệu gì? (Thụy Lê): Việc tỷ giá đô la Mỹ/tiền đồng giảm trở lại được đánh giá là tích cực, đặc biệt trong bối cảnh sức ép của thị trường ngoại hối thường gia tăng vào cuối năm, vì đây là giai đoạn cao điểm sản xuất kinh doanh và tiêu thụ nên nhu cầu nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp là rất lớn.

Trong một thế giới đang thay đổi (Hoàng Minh): Chưa thể có câu trả lời rõ ràng về việc cuối cùng trật tự thế giới sẽ thành hình ra sao, nhưng sự dịch chuyển thực sự đang diễn ra.

Vượt qua đại dương bão tố – Những thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam 2022-2025 (Đinh Trường Hinh – Nguyễn Tiến Hưng): Bài viết đề cập đến tác động của xu hướng toàn cầu bất lợi đối với nền kinh tế của các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng trong ba năm tới, và phân tích những chính sách tiền tệ/tài chính nào có thể lựa chọn.

VN-Index tạm hồi phục (Thanh Thủy): Thị trường chứng khoán Việt Nam trải qua tuần giao dịch “rung lắc” khi chỉ số VN-Index liên tục dao động trong biên độ lớn trước khi lực cầu xuất hiện trở lại vào những phiên cuối tuần giúp chỉ số này phục hồi.

Doanh nghiệp bắt đầu tái cấu trúc… (Triêu Dương): Trong bối cảnh dòng tiền bị đứt gãy, tiếp cận vốn khó khăn, các doanh nghiệp đang bắt đầu quyết liệt tái cấu trúc hoạt động và tình hình tài chính của mình, nhằm từng bước thoát khỏi các khó khăn phải đối mặt trong thời gian qua.

Tái cấu trúc nợ trái phiếu doanh nghiệp (Linh Trang): Thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã và đang chứng kiến nhiều hình thức tái cấu trúc nợ khác nhau từ các tổ chức phát hành.

Tắc thanh khoản – Lãi suất sẽ cứ nhấp nhổm tăng? (Tuệ Nhiên): Trong bối cảnh thanh khoản của toàn nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng đang có dấu hiệu bị tắc nghẽn, lãi suất luôn đứng trước xu hướng nhấp nhổm tăng dường như là điều tất yếu.

Kinh tế số Việt Nam: quá giang hay tự bước? (Khánh Nguyên): Chúng ta cũng đã có các kỳ lân công nghệ tỉ đô la Mỹ trong lĩnh vực trò chơi trực tuyến hay thanh toán điện tử. Đồng nghĩa, doanh nghiệp Việt có đủ năng lực trí tuệ để tham gia sân chơi kinh tế số toàn cầu và vấn đề là làm thế nào để họ xuất hiện và ngày càng có nhiều sức cạnh tranh.

Cơ hội thị trường rộng mở với FinTech (Trịnh Hoàng): Tiềm năng thị trường lớn, sự thuận lợi về mặt chính sách và những bước tiến về mặt công nghệ đang dẫn đến sự bùng nổ của ngành công nghệ tài chính tại Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng.

Các nước Đông Nam Á đua thu hút du mục kỹ thuật số (Song Thanh): Sau đại dịch Covid-19, ngày càng nhiều quốc gia trên thế giới triển khai các chính sách thị thực hấp dẫn, nhằm thu hút dân du mục kỹ thuật số, để thúc đẩy sự phục hồi của ngành du lịch và nền kinh tế. Một số quốc gia Đông Nam Á cũng đã bắt đầu tham gia vào cuộc đua này.

Khi lao động trẻ không thích nhà máy (Võ Đình Trí): Trung Quốc hiện đang đối mặt với một vấn đề khá nghiêm trọng là ngành sản xuất chế tạo không còn nhiều sức hút với lao động trẻ. Việt Nam và một số nước khác trong khu vực đang được hưởng lợi từ sự dịch chuyển của một số nhà máy. Nhưng liệu Việt Nam có đi theo vết xe này?

Gỡ khó việc giảm vốn điều lệ của công ty cổ phần (Lưu Minh Sang – Nguyễn Đình Thức): Luật Doanh nghiệp 2014 và sau đó là Luật Doanh nghiệp 2020 đã “cởi trói”, cho phép công ty cổ phần được điều chỉnh giảm vốn điều lệ. Tuy vậy, việc áp dụng các quy định mới trên thực tế vẫn vấp phải không ít bất cập và khó khăn.

Cẩn thận với sức mua dịp lễ Tết (Nguyễn Quang Bình): Trong giai đoạn hiện nay, từ đây cho đến hết quí 1-2023, doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu cần lưu ý điều gì? Đuổi theo giá hàng hóa thương phẩm với kỳ vọng tăng vì mục đích lợi nhuận hay nên cẩn thận với nhiều rủi ro có thể gặp phải?

Mừng và lo khi sầu riêng vào Trung Quốc (Trung Chánh): Sầu riêng Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc hồi tháng 9-2022. Đây là tín hiệu rất đáng mừng, nhưng cũng đáng lo nếu thiếu các biện pháp quản lý diện tích trồng trọt.

Thận trọng với chấm dứt hợp đồng lao động khi thiếu đơn hàng (Nguyễn Thị Thanh Ngân): cứ đến cuối năm nhu cầu về lao động lại tăng vọt, nhưng năm nay, doanh nghiệp phải đối mặt với tình trạng sụt giảm đơn hàng, dẫn tới buộc phải chấm dứt hợp đồng lao động với nhiều người lao động. Song, việc doanh nghiệp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động có thể đứng trước nguy cơ bị khiếu nại, khiếu kiện.

Số hóa nông nghiệp ở Việt Nam đang tới đâu? (Hồ Nguyên Thảo): Chuyển đổi số trong nông nghiệp không thể là quyết định nóng vội và nửa vời, bởi đó là quá trình lâu dài và bền bỉ trong nhiều năm liền. Quá trình này cần được xây dựng từng bước một với từng mục tiêu cụ thể.

Khi người lao động bỏ việc 5 ngày liên tục (Lê Kiều Trinh): Việc người lao động (NLĐ) tự ý bỏ việc nhiều ngày liên tiếp mà không có sự đồng ý của người sử dụng lao động đang rất phổ biến, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh cũng như dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp.

Tiếng chim hót mùa đông (Huỳnh Văn Mỹ): Yêu tiếng chim mùa đông, có lẽ vì vậy mà ở nhiều vùng người quê đã không săn bắt chim vào mùa này, coi đó như là điều kiêng kỵ…

Việt Nam cần tham gia chiến lược hơn để bảo tồn sông Mêkông (Đỗ Quang Tuấn Hoàng): Nghị quyết 120 thôi coi trọng việc sản xuất lúa gạo và kêu gọi các giải pháp căn cơ để chuyển vùng đồng bằng sang con đường phát triển bền vững hơn, hứa hẹn sẽ khôi phục các điều kiện tự nhiên cho vùng châu thổ và cho phép thiên nhiên thực hiện công việc và sản xuất các sản phẩm có giá trị cao.

Vấn nạn của ý thức (Vũ Thị Huyền Trang): Nói về “biển cấm” khiến ta nghĩ tới thứ tư duy “không quản được thì cấm” đã tồn tại nhiều năm ở xứ ta. Bi hài thay dân ta “càng cấm sẽ càng làm”…

Có ít nhất một cách thu thập dữ liệu tốt hơn là phát phiếu ghi tay (Tân An): Cách làm của PC08 có gì đó kỳ kỳ. Tại sao lại phải chọn cách làm thủ công như vậy mà không tận dụng các hệ thống công nghệ có sẵn?

Sống dưới ánh mặt trời và những dòng thác (Nguyễn An Nam): Mỗi bộ phim của Chung Mạnh Hoành như một cuộc khảo sát những vết rạn vỡ trong đời sống nội tâm đầy phức tạp của con người trong một thế giới chao đảo, rủi ro, tan rã.

Ngộ độc cá… bóng đá (Trần Hữu Hiệp): Trái bóng tròn lăn, còn nhiều bất ngờ, nên đã trở thành “món ẩm thực thú vị” của đủ loại cá độ, từ bữa ăn sáng, độ nhậu đến những người có máu sát phạt bị “ngộ độc” thành “Tây bán nhà” mùa bóng đá.

Covid-19 phủ bóng đen lên kinh tế Trung Quốc (Lạc Diệp): Dịch Covid-19 đang phủ bóng đen lên triển vọng kinh tế của Trung Quốc và làm tiêu tan những kỳ vọng của giới kinh doanh về khả năng chấm dứt chính sách zero Covid.

Mối quan hệ giữa Messi và Ảrập Saudi (Thư Kỳ): Người ta sẽ còn nhắc đến trận đấu giữa Argentina và Ảrập Saudi không chỉ vì Argentina thua đau 1-2 mà còn vì mối quan hệ giữa Messi, cầu thủ trụ cột của đội bóng Argentina với Ảrập Saudi trong một hợp đồng quảng bá đậm mùi tiền.

Dùng muỗi trị muỗi (Nguyễn Vũ): Muỗi vằn là thủ phạm truyền các loại bệnh nguy hiểm như sốt xuất huyết. Thành phố Indaiatuba ở Brazil đang thử nghiệm một phương pháp diệt muỗi mới – thả thêm muỗi vằn vào môi trường sống nhưng là loại muỗi đã qua chỉnh sửa gen để chặn con đường sinh sôi của chúng.

Mời bạn đọc đón xem

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới