Thứ Bảy, 11/05/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Mỹ-Trung: Đối thoại cũ, chủ đề mới

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Mỹ-Trung: Đối thoại cũ, chủ đề mới

Phúc Minh

Mỹ-Trung khởi động cơ chế đối thoại kinh tế và chiến lược Trung- Mỹ hàng năm từ năm 2009. Ảnh: Getty

(TBKTSG Online) – Đối thoại kinh tế và chiến lược Mỹ-Trung lần 3 khai mạc tại thủ đô Washington (Mỹ) ngày 8-5 giờ địa phương xuất hiện hướng thảo luận mới.

Cơ chế đối thoại được khởi động từ năm 2009 và tổ chức hàng năm. Tuy nhiên, theo đà nhân dân tệ dần dần tăng giá và thặng dư thương mại của Trung Quốc giảm dần – hai điểm tranh chấp chính giữa Mỹ và Trung Quốc – chủ đề quan trọng tiếp theo trong chương trình nghị sự của Mỹ là: Trung Quốc cung cấp tín dụng giá rẻ cho doanh nghiệp nhà nước, làm trầm trọng thêm những “căng thẳng thương mại”.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp Mỹ cáo buộc Trung Quốc thực thi chính sách bảo hộ trong các khoản mua sắm của chính phủ, tạo cho doanh nghiệp Trung Quốc lợi thế cạnh tranh so với doanh nghiệp nước ngoài. Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gary Locke và Đại diện Thương mại Mỹ Ron Kirk trước khi bắt đầu cuộc đối thoại đã bày tỏ mối lo ngại và sự không hài lòng về vấn đề này, đồng thời hy vọng chính quyền Trung Quốc thay đổi chính sách có liên quan.

Đồng thời, cộng đồng doanh nghiệp Mỹ cho rằng Trung Quốc vẫn giữ tiền tệ ở mức thấp, trợ cấp xuất khẩu và sử dụng các thủ đoạn kinh tế không chính đáng khác để duy trì lợi thế của sản phẩm Trung Quốc trên thị trường quốc tế, khiến doanh nghiệp Mỹ bị thiệt hại trong kinh doanh.

Về phía Trung Quốc, là một trong những nước chủ nợ lớn nhất của Mỹ, cũng đầy lo lắng về thâm hụt ngân sách của Mỹ. Chính phủ và Quốc hội Mỹ đang đối đầu về mức nợ hiện tại của Mỹ. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy F. Geithner cảnh báo nếu phương án nâng cao mức nợ không được Quốc hội phê duyệt trước ngày 2-8, Mỹ có thể phải kéo dài thời hạn trả nợ, nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng đến xếp hạng tín dụng và kinh tế của Mỹ.

Bắc Kinh đang hiện đại hóa doanh nghiệp nhà nước, cố gắng cổ phần hóa 125 doanh nghiệp lớn của nhà nước, đồng thời hạn chế sự giám sát trực tiếp của chính phủ với các doanh nghiệp nhà nước.

Tuy nhiên, Ngân hàng Credit Suisse (Thụy Sĩ) cho rằng đừng hy vọng việc này sẽ ảnh hưởng lớn đến việc cung cấp thanh khoản của ngân hàng cho khu vực kinh tế nhà nước. Các ngân hàng có khuynh hướng tự nhiên cho vay với khách hàng an toàn nhất – chính là các doanh nghiệp nhà nước. Theo Ngân hàng Credit Suisse, quí 1-2011, trong tổng số tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết, ba lĩnh vực do doanh nghiệp nhà nước dẫn đầu là ngân hàng, hàng hóa và năng lượng chiếm đến 80%.

(theo FT, BBC)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới