Thứ Bảy, 27/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

TBKTSG số 36-2015: Luật hóa mức sống tối thiểu

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

TBKTSG số 36-2015: Luật hóa mức sống tối thiểu

Tòa soạn TBKTSG

(TBKTSG Online) – Chưa năm nào việc tăng lương tối thiểu lại trở nên quan trọng như năm nay. Mời bạn đọc đón xem các bài viết về vấn đề này trên TBKTSG phát hành vào sáng mai, ngày 3-9.

Luật hóa mức sống tối thiểu – Tâm Dân: Không thể chỉ dựa vào tiền lương tối thiểu để bảo đảm mức sống tối thiểu. Ngoài chuyện cơm áo gạo tiền, người lao động phải được bảo đảm những nhu cầu tối thiểu cho cuộc sống như đi lại, nhà ở, học hành, chăm sóc sức khỏe, hưởng thụ văn hóa.

Nhà ở xã hội như là lương gián tiếp! – Danh Đức: Người lao động thu nhập thấp đâu chỉ sống được nhờ đồng lương. Họ cần được hỗ trợ một chỗ an cư bằng cách này hay cách kia, như là một đồng lương gián tiếp.

Lương tối thiểu, nhìn từ các nước đang là đối thủ cạnh tranh – Diệp Thành Kiệt: Các thành viên trong Hội đồng Tiền lương quốc gia đang là những người thay mặt cả nước đánh ván cờ cạnh tranh với khu vực.

Chuyên mục Sự kiện & vấn đề tuần này với chủ đề “Luật làm khó bất động sản” có các bài viết:

Không khéo lại chệch hướng – Đình Dũng: Các doanh nghiệp bất động sản đang lúng túng khi Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản mới đã có hiệu lực từ cách nay hai tháng mà nghị định và thông tư hướng dẫn thì chưa thấy đâu. Không khéo lại giống như gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỉ đồng đang ngày càng bị đẩy xa dần với mục tiêu ban đầu.

Bảo lãnh ngân hàng cho nhà ở hình thành trong tương lai: Liệu có khả thi? – Trần Quang Minh: Trong bối cảnh thị trường bất động sản chỉ vừa nhen nhóm chút ấm áp, quy định về bảo lãnh của ngân hàng khi giao dịch nhà ở hình thành trong tương lai có thể đẩy giá chuyển nhượng lên cao khiến người mua chùn tay, thị trường sẽ khó “rã băng”…

Người nước ngoài chỉ mới mua chứ chưa được sở hữu nhà – Mạnh Tùng: Thủ tục pháp lý đối với việc mua – bán nhà ở cho đối tượng khách hàng là người nước ngoài, Việt kiều vẫn đang trong mớ bòng bong.

Nhiều bài viết khác đề cập những vấn đề kinh tế – xã hội đang được quan tâm:

Khi Nhà nước “nghiện” quản – Tư Giang: Một nhà nước phình to, ôm đồm, trùng lắp, thiếu giải trình… đang trở thành lực cản thị trường phát triển. Sự trói buộc đối với đất nước giờ nằm ở thượng tầng kiến trúc.

Mô hình phát triển cho ai? – Trần Ngọc Thơ: Khái quát một số dòng chính nghiên cứu về thể chế kinh tế thị trường và xem thử chúng có tồn tại ở Việt Nam?

Kiến tạo một nền đại học thực thụ – Vũ Thành Tự Anh: Những hạn chế trong tự do học thuật ở Việt Nam xuất phát từ tình trạng chính trị hóa và can thiệp quá mức của Nhà nước vào đại học.

Lãi suất sẽ không thể giảm – Hồng Phúc: Các ngân hàng tiếp tục duy trì lãi suất cao trong khi các yếu tố giúp nền kinh tế có đà tăng trưởng đang yếu. Doanh nghiệp thực sự cần giá vốn rẻ hơn.

Tỷ giá và câu chuyện lỗ thực, lỗ ảo – Hoàng Xuân Huy: Để khẳng định sự mất giá của tiền đồng có gây thiệt hại cho doanh nghiệp hay không cần có cái nhìn so sánh chi phí thực tế giữa việc vay nội tệ và vay ngoại tệ cộng với biến động tỷ giá.

Cổ phần hóa Vinatea: Nhà nước thoái toàn bộ vốn – Linh Trang: Đối với Vinatea (Tổng công ty chè Việt Nam), việc bán hơn 60% cổ phần cho Công ty cổ phần Đầu tư và sản xuất Thống Nhất (mã trên sàn HSX là GTN) nằm trong chiến lược cổ phần hóa các tổng công ty mà Nhà nước không cần nắm giữ cổ phần. Đối với GTN, nắm giữ cổ phần chi phối tại Vinatea có thể là bước đi nằm trong chiến lược bành trướng ngành nông nghiệp của công ty này.

Sân bay Long Thành và thương hiệu quốc gia – Quang Chung: Xây dựng sân bay quốc tế Long Thành là cơ hội hiếm có để chúng ta “đóng dấu” thương hiệu quốc gia vào các công trình kiến trúc, theo KTS. Nguyễn Văn Tất.

Ám ảnh kiểm tra chuyên ngành – Minh Tâm: Kiểm tra chuyên ngành đang là nỗi ám ảnh của hầu hết doanh nghiệp khi làm thủ tục thông quan hàng hóa. Kiểm tra chuyên ngành có xu hướng tăng, trong đó, lĩnh vực kiểm dịch thực vật tăng đột biến.

Tương lai, ai sẽ quản lý cảng biển? – Quang Chung: Một mô hình quản lý và khai thác cảng biển kiểu “chính quyền cảng” (port authority) sẽ được áp dụng nếu Quốc hội thông qua dự thảo Bộ luật Hàng hải (sửa đổi) tại kỳ họp tới.

Miếng bánh mắc ca không lớn – Nguyễn Đình Bích: Thị trường mắc ca thế giới hiện vẫn còn rất nhỏ, từ sản lượng đến quy mô xuất nhập khẩu và có nhiều rủi ro về giá.

Áp lực kinh doanh vì đồng NDT – Ngọc Hùng & Minh Tâm: Các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản của Việt Nam bắt đầu hứng chịu những tác động xấu từ việc Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ. Các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng cũng đang tìm cách đối phó viễn cảnh hàng Trung Quốc tràn ngập thị trường.

Hội nhập khiến nông nghiệp không còn đường lùi – Lê Đăng Doanh: Nông sản xuất khẩu của nước ta phần lớn chưa tham gia chuỗi giá trị quốc tế, chưa có hợp đồng dài hạn. Cảnh được mùa mất giá vẫn cứ lặp đi lặp lại mỗi năm.

Những cơ hội… nửa vời – Đào Loan: Những chính sách không đi sát thực tế khi triển khai đã không mang lại hiệu quả như mong đợi và vô tình tạo nên thông điệp không nhất quán đối với du khách.

Từ liên hệ mua bán đến liên hệ hợp tác – Đặng Đình Cung: Các dự án đầu tư hàng triệu đô của các tập đoàn lớn luôn mong muốn tuyển dụng nhân viên và duy trì các đối tác đáp ứng ba tiêu chuẩn: chất lượng, đúng lúc đúng lượng và bền vững.

Công nghiệp hỗ trợ: Chăm sóc đứa con chậm lớn – Văn Nam: Các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ tại TPHCM có cơ hội được hỗ trợ 50-100% lãi suất vốn vay đầu tư nhà xưởng, mua sắm máy móc, trang thiết bị sản xuất…

Hà Nội tập trung phát triển công nghệ thông tin – Vân Oanh: Với việc xác định phát triển công nghệ thông tin thành lĩnh vực kinh tế mũi nhọn, Hà Nội đang thúc đẩy thu hút đầu tư vào lĩnh vực này.

Bán hàng bằng điện thoại di động – Chí Thịnh: Mua sắm bằng điện thoại di động đang ngày càng trở nên gần gũi hơn với người tiêu dùng thông qua các các ứng dụng mua sắm trực tuyến và những trang web thân thiện với các thiết bị di động.

Con là con, không phải là vật sở hữu – Đoàn Khắc Xuyên: Bạo hành từ phía cha mẹ đối với con cái xuất phát từ một quan niệm, một nhận thức, một thứ tập tục vẫn còn ăn sâu và khá phổ biến trong xã hội, đó là cha mẹ coi con cái như tài sản, như vật sở hữu của mình mà mình có toàn quyền định đoạt.

Kỹ năng sống – Lê Hữu Huy: Việc trang bị kỹ năng sống cho thanh thiếu niên không chỉ hoàn toàn dựa vào nguồn lực hạn chế của hệ thống đào tạo chính quy mà còn phải tận dụng nguồn lực từ gia đình, cộng đồng và xã hội.

Lo toan và lo lắng! – Lê Vĩnh Triển: Một xã hội có quá nhiều nỗi lo lấn át cả những nỗi lo đáng có thì thử hỏi con người còn bao nhiêu phần trăm đầu óc cho tư duy, mơ ước, cho những viễn kiến xa rộng?

Hụt hơi năm học mới! – Nguyễn Quang Bình: Cần khảo sát chi tiêu bình quân của mỗi học sinh trong dịp tựu trường và cho cả năm học là bao nhiêu để định hướng thu phí cho nhiều trường đang muốn khai thác triệt để sức chi tiêu của cha mẹ học sinh, bất phân đối tượng.

Mất trí nhớ khi về già, tránh được không? – Quỳnh Thư: Nguyên nhân gây bệnh Alzheimer còn là điều bí ẩn đối với các nhà khoa học. Tuy nhiên, họ nhất trí rằng lối sống hoạt động thể lực tích cực có thể giúp giảm nguy cơ rối loạn trí nhớ ở người già.

Trang Kinh tế thế giới có các bài: Khi dân Trung Quốc chơi chứng khoán của Minh Đức; Ấn Độ có thể soán ngôi Trung Quốc? của Thanh Hương và Khủng hoảng nhập cư châu Âu: chuyện nước Đức của Quang Dũng.

Mời bạn đọc đón xem!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới