Chủ Nhật, 29/09/2024
35.6 C
Ho Chi Minh City

Ứng dụng RFID trong ngành sản xuất trong bối cảnh chuỗi phân phối và bán lẻ gia tăng nhu cầu giám sát trạng thái của đầu ra và hàng tồn kho

Nguyễn Thúy

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Ông Christanto Suryadarma, Phó Chủ tịch phụ trách Kinh doanh khu vực Đông Nam Á (SEA), Zebra Technologies Châu Á Thái Bình Dương đã đưa ra lời khuyên cho những doanh nghiệp ứng dụng công nghệ nhận dạng tần số vô tuyến (RFID) trong quá trình khai thác tiềm năng của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Ông Christanto Suryadarma, Phó Chủ tịch phụ trách Kinh doanh khu vực Đông Nam Á (SEA), Zebra Technologies Châu Á Thái Bình Dương.

RFID có thể cung cấp tính năng hiển thị giám sát thường xuyên cho các loại hàng hóa được dán nhãn dù đã ra ngoài tầm quan sát, đảm bảo cung cấp thông tin về tình trạng hàng hóa và cải thiện khả năng xác nhận trong quá trình vận chuyển thông suốt – hay tắc nghẽn – của hàng hóa trên toàn chuỗi cung ứng. Khả năng hiển thị giám sát này giúp tối ưu hóa quy trình, xác định các điểm tắc nghẽn trong luồng quy trình công việc, báo cáo về các quá trình sản xuất và thực hiện đơn hàng cho các bên liên quan chính, bao gồm cả khách hàng.

RFID cũng giúp dễ dàng xác nhận sản phẩm đã được tích hợp đúng các cấu kiện phù hợp, tạo các bản ghi nguyên bản được đánh số thứ tự và nhanh chóng xác định vị trí cũng như thu hồi hàng tồn kho không phù hợp.

Bên ngoài dây chuyền sản xuất

Giải pháp RFID không chỉ là công cụ quản lý hàng tồn kho tuyệt vời cho các nhà sản xuất, mà còn cung cấp thông tin chuyên sâu hơn về quy trình và luồng công việc. Nhờ theo dõi công nhân xử lý vật liệu, các nhà sản xuất có thể thúc đẩy cải tiến quy trình, hạn chế những động tác không cần thiết, thời gian thừa cũng như các cơ hội phát sinh sai lỗi. Trong môi trường làm việc just-in-time (đúng nơi đúng lúc), thời gian là vàng bạc.

Nhãn RFID có thể giúp các nhà sản xuất theo dõi hàng hóa trong quá trình vận chuyển tới chuỗi cung ứng, tới các nhà phân phối hay khách hàng, tùy thuộc vào mô hình thực hiện đơn hàng. Các nhà sản xuất luôn mong muốn được cập nhật thông tin về tình hình giao hàng. RFID có thể giúp nâng cao trách nhiệm giải trình trong tình huống hàng hóa bị thất lạc và giúp đẩy nhanh, thậm chí tự động hóa, quy trình tính cước. Hơn nữa, nhãn RFID còn giúp các nhà sản xuất theo dõi và báo cáo về lượng hàng hóa đang tồn kho. Nếu tại cổng ra vào của cầu cảng hay bãi đỗ có gắn đầu đọc RFID cố định, nhà sản xuất sẽ được thông báo ngay khi có sản phẩm được bốc xếp lên xe tải hay container, và họ có thể đưa sản phẩm đó ra khỏi danh sách hàng tồn kho. Họ cũng có thể gửi tới các bên liên quan một thông báo tự động về việc hàng hóa đang được vận chuyển, tương tự trong trường hợp sử dụng mã vạch nhưng không cần đến sự can thiệp thủ công của người lao động. Những lợi ích này đã khiến công nghệ nhãn RFID được ứng dụng rộng rãi không chỉ trong ngành sản xuất ô tô mà còn trong tất cả các ngành sản xuất khác.

Sau nhiều tháng bị hạn chế sản xuất do đại dịch, các nhà sản xuất đồ uống, dược phẩm và hàng tiêu dùng đóng gói (CPG) đang phải chịu áp lực rất lớn về thực hiện đơn hàng đúng hạn khi lượng đơn đặt hàng bùng nổ. Nhờ gắn nhãn tài sản, họ có đủ mọi điều kiện để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tương tự như đài kiểm soát không lưu giám sát và điều phối các chuyến bay, các nhà sản xuất và các bên liên quan trong chuỗi cung ứng có thể biết chính xác vị trí của con người, thiết bị và hàng hóa. Hơn nữa, họ có thể can thiệp xử lý khi thấy có vấn đề sắp xảy ra để ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng.

Giải pháp RFID được ứng dụng để nâng cao hiệu quả trong sản xuất.

Tuy nhiên, nếu nhìn nhận một cách thực tế thì sự quan tâm ngày càng tăng của các nhà sản xuất đối với RFID còn mang tính phản ứng thụ động. Mặc dù bản thân là các doanh nghiệp công nghệ tiên phong và nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tự động hóa, camera kiểm tra ngoại quan và các công nghệ tiên tiến khác, nhưng nhiều nhà sản xuất nhận ra họ đang ngày càng đi sau khách hàng trong ứng dụng RFID.

Nhu cầu “Gắn nhãn tại nguồn” thay đổi cục diện cho các nhà sản xuất

Hầu hết các mô hình Chuỗi cung ứng 4.0 hiện tại đều được khởi tạo bởi các tổ chức hàng đầu trong các lĩnh vực bán lẻ, cơ sở khám chữa bệnh, cơ quan chính phủ và thậm chí ngành khách sạn nhà hàng, với mục tiêu tái thiết lập quyền kiểm soát đối với chuỗi cung ứng và hệ thống kho bãi. Đây là những đơn vị mong muốn có được khả năng hiển thị giám sát vị trí của hàng hóa, cũng như khả năng tự động hóa cao hơn trong nhà kho và các trung tâm phân phối. Họ cần bảo đảm nguồn cung ứng luôn sẵn sàng mọi lúc mọi nơi, tuy nhiên mục tiêu này sẽ không thể đạt được nếu không có sự hợp tác của các nhà cung ứng, các đơn vị giao hàng và các đối tác hậu cần.

Các bên đều đồng thuận rằng RFID là phương pháp tốt nhất để quản lý thông tin về hàng hóa và tài sản trong cửa hàng, nhà hàng, bệnh viện, khách sạn, và các nhà sản xuất cần tham gia vào quá trình triển khai giải pháp này. Chi phí gắn nhãn tại nguồn thấp hơn rất nhiều so với gắn nhãn tại điểm bán, vì nhãn có thể được mua và sử dụng theo lô trong quá trình sản xuất hoặc đóng gói, như một khâu trong quy trình tiêu chuẩn.

Hơn nữa, gắn nhãn tại nguồn mang lại lợi ích cao hơn nhiều cho tất cả các bên, kể cả trong trường hợp các hạng mục có giá thành thấp.

Các nhà sản xuất có được một phương pháp hữu cơ để theo dõi hàng hóa đã được sản xuất bên trong và bên ngoài nhà máy của họ. Các nhà phân phối, doanh nghiệp vận hành kho hàng, và các đơn vị vận chuyển có thể lắp đặt đầu đọc cố định có khả năng ghi nhận và báo cáo ngay khi hàng về kho, được nhập kho, được chọn, đóng gói và được giao. Nhà bán lẻ và các nhà cung cấp dịch vụ có thể trang bị cho nhân viên đầu đọc RFID cầm tay – hay máy quét RFID được gắn với thiết bị kiểm kho – để có thể ngay lập tức đếm, định vị và báo cáo về tất cả hàng hóa bên trong không gian vận hành của mình.  Tại những cơ sở không thể triển khai rộng rãi đầu đọc cố định, thì robot tự hành (AMR) có thể di chuyển bên trong cơ sở, đọc nhãn và xác minh vị trí của hàng hóa được gắn nhãn.

Đây chính là cơ sở để triển khai RFID trên toàn chuỗi cung ứng. Nhưng các nhà sản xuất mới là những người được hưởng lợi nhiều nhất. Sự hài lòng của khách hàng chắc chắn sẽ được cải thiện khi bạn ứng dụng RFID, bất kể để vận hành thông suốt doanh nghiệp hay giúp khách hàng cải thiện luồng quy trình chuỗi cung ứng. Hơn nữa, hiện nay khi đã có thể đọc nhãn RFID gắn trên đồ vật làm từ kim loại hay các sản phẩm từ chất lỏng và các sản phẩm thuộc chuỗi cung ứng lạnh (bao gồm thịt đông lạnh), không còn lý do gì để các tổ chức tiếp tục giữ nguyên hiện trạng và không hành động.

Để có thêm thông tin về việc ứng dụng RFID trong môi trường sản xuất, vui lòng truy nhập tại đây.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới