Thứ Hai, 13/05/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Vì sao Mỹ buông ICANN?

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Vì sao Mỹ buông ICANN?

Thái Bình

(TBKTSG Online) – Ngày 1-10 vừa qua đã xảy ra một sự kiện ít được chú ý nhưng rất có ý nghĩa: Mỹ sẽ cho ngừng (let lapse) một hợp đồng mà theo đó chính phủ Mỹ nắm quyền kiểm soát một phần của Tổ chức Phân bổ Tên và Số trên Internet (Internet Corporation for Assigned Names and Numbers), gọi tắt là ICANN – cơ quan phân bổ và giám sát hệ thống địa chỉ trên mạng Internet (internet’s address system) đã tồn tại hơn hai thập niên qua.

Điều đó có nghĩa là, từ nay về sau, một nguồn tài nguyên thiết yếu toàn cầu sẽ được quản lý bởi một tổ chức về cơ bản là độc lập với các chính phủ quốc gia (This means that a crucial global resource will henceforth be managed by a organisation that is largely independent of national governments.)

Thế nhưng, ICANN ra đời như thế nào, có sứ mệnh gì?

Bất kỳ cá nhân, tổ chức nào, muốn "xuất hiện" trên mạng Internet toàn cầu, đều phải có một trang web, một blog, trang Facebook v.v… tồn tại dưới một tên miền (domain name) hoặc thuộc về một tên miền nào đó, giống như địa chỉ, số nhà, đường phố trong đời sống thực tế. ICANN – với vai trò phân bổ và giám sát địa chỉ Internet, có nhiệm vụ phân bổ sao cho các địa chỉ tên miền này là "độc đáo", không ai trùng địa chỉ với ai để Internet vận hành suôn sẻ, không trục trặc. Tên miền hay địa chỉ Internet còn là một "hàng hóa", có thể mua đi bán lại kiếm lời của những kẻ đầu cơ trên mạng.

Thực tế, ai kiểm soát “cuốn sổ địa chỉ” của Internet đều có thể “kiểm duyệt” (censor) Internet: họ có thể xóa bỏ một domain name nào đó và sau đó thì (những) trang web ấy không còn tồn tại, không truy cập được nữa.

Đó là lý do tại sao, khi Internet lớn lên, Mỹ đã quyết định không trao quyền kiểm soát Internet cho Liên hiệp quốc hoặc một tổ chức quốc tế do các chính phủ điều hành (as the internet grew up, America decided not to hand control to the United Nations or another international body steered by governments). Thay vì vậy, vào năm 1998, Mỹ lập ra ICANN – một tổ chức toàn cầu mà trong đó mọi người quan tâm tới sự vận hành suôn sẻ của Internet đều có quyền lên tiếng nói, cho dù họ là kỹ sư, quan chức, người sở hữu tên miền (domain name holders) hoặc chỉ là người sử dụng internet thông thường.

Do đã có một số tiền lệ, và lo ngại rằng ICANN – có trụ sở tại Los Angeles, bang California, sẽ đánh mất tính chính danh (legitimacy), nước Mỹ đã thực hiện kiểm soát ICANN từ xa (keep it on a long leash), để cho nó tự do hoạt động, dù vẫn cần có sự phê chuẩn của Mỹ ở một số lĩnh vực, chẳng hạn như thay đổi cấu trúc của hệ thống địa chỉ Internet (Because few precedents existed, and because of a fear that ICANN, which is based in Los Angeles, would lack legitimacy, America kept it on a long leash. American approval is still required in some areas, including changes to the innards of the internet’s address system).

Đa số người dùng đã hài lòng với sự sắp xếp này, ít ra là trong buổi đầu. Tuy nhiên, sự giám sát của Mỹ ngày càng tỏ ra không còn phù hợp khi Internet lớn lên thành một nguồn tài nguyên khổng lồ toàn cầu mà phần lớn hoạt động truy xuất không còn phải đi qua mạng cáp quang của Mỹ nữa. Rồi đến những tiết lộ rằng cơ quan an ninh nội địa Mỹ (NSA) do thám (spy) người dùng Internet ở Mỹ và mọi nơi khác. Việc rình mò (snooping) này không liên can gì tới sự quản lý hệ thống địa chỉ Internet nhưng Bộ Thương mại Mỹ – cơ quan giám sát ICANN – bị kích động phải đưa ra tuyên bố hồi tháng 3-2014 rằng họ sẽ từ bỏ vai trò của mình nếu họ tin rằng, tổ chức này có thể độc lập thật sự và có khả năng chống lại việc thâu tóm quyền lực của các chính phủ và các nhóm lợi ích khác.

Sau khi ICANN đồng ý tiến hành một số cải cách vào đầu năm nay, Bộ Thương mại Mỹ quyết định chuyển giao toàn bộ trách nhiệm cho tổ chức này.

Tuy nhiên, ICANN và tính độc lập của nó vẫn là đề tài gây nhiều tranh cãi. Đã có 4 bang ở Mỹ phát đơn kiện để ngăn chặn việc bàn giao trách nhiệm của ICANN vì cho rằng, việc bàn giao này có nghĩa là “nhường” Internet. Tez Cruz, nghị sĩ đảng Cộng hòa bang Texas, cho rằng một ICANN “rời khỏi” Bộ Thương mại Mỹ sẽ cho phép các chính phủ chuyên chế như Trung Quốc, Iran, Nga có thêm quyền kiểm soát những nội dung được lưu truyền trên mạng. (He says that it would allow governments in autocratic countries such as China, Iran and Russia to have greater control over what is available online).

Trái lại, những người ủng hộ một ICANN độc lập, cho rằng đây mới chỉ là bước khởi đầu. Trong tương lai, những tổ chức tương tự có thể hình thành và được ủy nhiệm giải quyết những vấn đề đang làm các chính phủ đau đầu, chẳng hạn như an ninh mạng, xâm phạm quyền riêng tư v.v… (In the future, they say, similar outfits could be entrusted with other internet issues that perplex governments, such as cyber-security and invasions of privacy.)

Tuy tính chất “nhiều cổ đông” (multi-stakeholderism) của ICANN có thể là một cơn ác mộng hành chính (bureaucratic nightmare) nhưng theo báo The Economist, có lẽ đó là hy vọng tốt nhất cho việc tìm các giải pháp chung cho những vấn đề toàn cầu mà Internet mang lại.

(theo The Economist)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới