Thứ Sáu, 26/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

BOT trên quốc lộ 91, chỉ cần công bằng và thu đúng

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

BOT trên quốc lộ 91, chỉ cần công bằng và thu đúng

Trần Văn Tường

(TBKTSG Online) – Hết đổ lỗi rồi lại lấy nợ xấu ngân hàng gây áp lực, dự án BOT quốc lộ 91 đang cho thấy chính nhà đầu tư đã sai sót, dự báo không đúng tình hình và việc sử dụng ngân sách mua lại để “giải cứu” dự án này là sai với nguyên tắc đầu tư hoặc kinh doanh vì chỉ có lời không lỗ.

Bộ GTVT cho tạm dừng thu phí trạm T2 sát cầu Vàm Cống

Dời trạm thu phí T2 sát cầu Vàm Cống là không khả thi!

BOT trên quốc lộ 91, chỉ cần công bằng và thu đúng
Tình trạng ách tắc giao thông tại trạm BOT T2 trên Quốc lộ 91, tháng 5-2019. Ảnh TTXVN

Dự án BOT (xây dựng- kinh doanh- chuyển giao) quốc lộ 91 bắt đầu thu phí tại trạm T1 đầu tháng 4-2016, thu phí trạm T2 cuối năm 2016. Từ khi đưa vào sử dụng cầu Vàm Cống thì bị người dân địa phương, giới tài xế phản ứng nên nhà đầu tư buộc phải ngưng thu phí tại trạm T2 từ ngày 25-5-2019.

Kiểm toán Nhà nước đã xác định giá trị đầu tư dự án BOT quốc lộ 91 là trên 1.651 tỉ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu là trên 277 tỉ đồng (thực tế đã góp 282 tỉ đồng). Như vậy, tổng vốn vay theo hợp đồng BOT là trên 1.373 tỉ đồng, chứng tỏ khoản vay quá khủng.

Nhà đầu tư từng cho biết, trong khoảng thời gian trong 3 năm (tháng 4-2016 đến tháng 5-2019) số tiền từ thu phí là gần 500 tỉ đồng, tuy nhiên số tiền này chỉ đủ trả nợ và bảo trì dự án(1). Điều này có thể cho thấy khả năng nhà đầu tư không đủ năng lực tài chính vốn tự có nên mới đi vay số tiền lớn rồi đưa cả gốc lẫn lãi vào dự án và phương án hoàn vốn.

Kiểm toán Nhà nước đã xác định giá trị đầu tư dự án BOT quốc lộ 91 là trên 1.651 tỉ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu là trên 277 tỉ đồng (thực tế đã góp 282 tỉ đồng). Như vậy, tổng vốn vay theo hợp đồng BOT là trên 1.373 tỉ đồng, chứng tỏ khoản vay quá khủng.

Trong khi đó, khá nhiều người bất bình với dự án bởi sự thiếu minh bạch do không công khai khoản thu. Dư luận càng bất ngờ hơn trước thông tin, chỉ trong 4 ngày nhân viên trạm T1 BOT quốc lộ 91 bán được 1,2 tỉ đồng tiền vé nhưng kế toán chiếm đoạt mang đi tiêu xài, cờ bạc(2).

Nguyên nhân chính dẫn đến những bất ổn, ngưng thu phí được cho là đặt “nhầm” chỗ đối với trạm T2. Trạm này không chỉ thu phí cho dự án BOT quốc lộ 91 mà còn ghép chung để thu phí quốc lộ 91B. Từ khi cầu Vàm Cống được thông xe, trạm T2 “ngự trị” ngay vị trí là cửa ngõ giao thông mà các phương tiện qua lại phải chịu phí như xe lưu thông trên Quốc lộ 91B và từ Long Xuyên, Rạch Giá, Cần Thơ qua cầu Vàm Cống và ngược lại.

Nhiều phương tiện từ Kiên Giang qua quốc lộ 80, chỉ sử dụng một đoạn đường khoảng 300m cũng phải trả phí cho toàn tuyến. Không ít chủ phương tiện bức xúc, phản ứng cho rằng thu phí kiểu này chẳng khác nào “giăng lưới bắt cá”, “bán 1 cái bánh nhưng lấy tiền đến 20 cái bánh”. Đó là trái với nguyên tắc công bằng, sử dụng bao nhiêu trả bấy nhiêu.

Giả sử nếu Nhà nước không sử dụng ngân sách mua lại trạm T2 thì phương án tài chính bị phá vỡ dẫn đến doanh nghiệp phá sản, các khoản vay ngàn tỉ từ ngân hàng trở thành nợ xấu. Điều này hoàn toàn trái với thực tế: nhà đầu tư khi tham gia dự án đã phải tính toán cẩn trọng, kiểm tra hiện trạng thực tế, thống kê kỹ mật độ giao thông trên đường mới đưa vào thiết kế, thi công, lập phương án hoàn vốn và có lợi nhuận.

Bây giờ lại đổ lỗi, lấy nợ xấu ngân hàng gây áp lực. Như vậy chính nhà đầu tư đã sai sót, dự báo không đúng. Việc sử dụng ngân sách mua lại để “giải cứu” là sai với nguyên tắc đầu tư hoặc kinh doanh vì chỉ có lời không lỗ. Trường hợp đặt trạm “nhầm” chỗ, rõ ràng đã sai thì phải sửa lại cho đúng là lẽ thường tình, phù hợp theo quy định pháp luật.

Dư luận từng nghi ngờ, phải chăng có sự “bắt tay” giữa nhà đầu tư, ngân hàng và cả người có thẩm quyền “nắm bắt” cơ hội đón đầu dự án cầu Vàm Cống, lồng ghép chung dự án BOT quốc lộ 91 để cải tạo thảm nhựa trong thời gian ngắn một đoạn quốc lộ 91B rồi lắp đặt trạm T2, thành ra, xảy ra tình trạng đặt “nhầm” chỗ?

Nhà nước không thể trích ngân sách mua lại hay bù lỗ cho dự án BOT, trong đó có trạm T2, bởi không phù hợp với nguyên tắc đầu tư, kinh doanh. Ngoài ra, còn tạo tiền lệ xấu. Nhà nước thiếu vốn mới mời gọi đầu tư cho hạ tầng giao thông, nhà đầu tư nào có khả năng vào xây dựng để khai thác, khi hoàn vốn và hết thời hạn kinh doanh thì giao lại cho Nhà nước. Nhà đầu tư nào làm sai, làm ẩu, gian dối, kinh doanh thua lỗ thì chịu trách nhiệm.

Sao lại xảy ra tình trạng bất hợp lý, lời ăn còn lỗ thì đẩy qua cho Nhà nước? Mà ngân sách suy cho cùng là tiền của dân đóng thuế cần cân nhắc kỹ, không thể tùy tiện sử dụng. Không một ngân sách nào đủ để trang trải cho việc mua lại các dự án thua lỗ, nợ xấu.

Dự án BOT quốc lộ 91 đặt “nhầm” chỗ, ngưng thu phí trạm T2 từ ngày 25-5-2019. Hơn một năm qua, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) với vai trò quản lý nhà nước lẫn cơ quan chuyên môn thực hiện toàn bộ việc ký kết hợp đồng, điều hành và giám sát dự án vẫn chưa có một phương án nào giải quyết rốt ráo vụ việc (ngoài trừ đề xuất sử dụng ngân sách mua lại trạm T2).

Thiết nghĩ, không khó để xử lý rốt ráo vụ việc trạm T2. Đó là công bằng và thu đúng thì không ai phản ứng, sẽ giải quyết căn bản vướng mắc của giới tài xế và người dân như di dời trạm T2 về đúng vị trí phía Cần Thơ dù có thể kéo dài thời gian thu phí hoàn vốn.

Theo đó, người dân sử dụng bao nhiêu thì trả bấy nhiêu, nhận thẻ đầu vào và chi trả tiền cùng với thẻ nơi đầu ra theo đúng đoạn đường đã đi. Cách làm này rất phổ biến trên thế giới, nhất là tại các nước phát triển. Hay tại tuyến đường cao tốc TPHCM – Trung Lương cũng đã áp dụng khá tốt, người sử dụng phương tiện nhận thẻ và trả tiền đúng đoạn đường đi qua.

Triển khai thu phí tự động, truyền các dữ liệu về cơ quan chức năng giám sát, công khai thông tin và tổng nguồn thu trong ngày trên bảng điện tử tại trạm để người dân theo dõi. 

Các cơ quan chức năng cần rút kinh nghiệm thu hút đầu tư dự án BOT, kiểm soát chặt tài chính; siết trần lãi suất vốn vay ngay từ ban đầu trước khi ký hợp đồng, hạn chế vốn vay thương mại để bớt rủi ro đội vốn và nợ xấu; tiến tới đa dạng nguồn lực nhằm tạo sự cạnh tranh bằng cách thu hút các nguồn vốn khác từ các quỹ ưu đãi, đầu tư dài hạn, trái phiếu công trình, góp vốn xây dựng…

Ngoài ra, cần đánh giá đúng chủ trương làm dự án BOT, xác định trách nhiệm cụ thể cá nhân đại diện phía Nhà nước tổ chức thực hiện, không nên làm dự án một cách đại trà như hiện nay mà chọn lọc kỹ nhà đầu tư có khả năng hiệu quả thực sự.

(1) https://plo.vn/do-thi/giao-thong/chu-dau-tu-neu-3-kien-nghi-giai-quyet-bot-quoc-lo-91-843522.html

(2) https://tuoitre.vn/thu-phi-4-ngay-duoc-1-2-ti-dong-ke-toan-bot-quoc-lo-91-chiem-doat-het-20190703122148377.htm

Vị trí đặt bình chọn

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới