Thứ Sáu, 26/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Cân đối quỹ bảo hiểm xã hội từ góc nhìn lương hưu

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Cân đối quỹ bảo hiểm xã hội từ góc nhìn lương hưu

Trần Đình Duy

Cân đối quỹ bảo hiểm xã hội từ góc nhìn lương hưu
Cần xem lại cách tính lương hưu, nên ở mức tối đa là 60% thay vì 75%. Ảnh: TUỆ DOANH

(TBKTSG) – LTS: Đã có nhiều ý kiến tranh luận chung quanh vấn đề cân đối quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH). TBKTSG xin giới thiệu thêm ý kiến của tác giả Trần Đình Duy để bạn đọc tham khảo và có ý kiến phản biện.

Hiện nay, thời gian chuẩn để đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) là 30 năm và thời gian hưởng lương hưu dự kiến khoảng hơn 15 năm, căn cứ vào tuổi thọ trung bình của người Việt Nam năm 2014 ước tính là 73 tuổi và tuổi nghỉ hưu trung bình là 57,5 tuổi. Từ các con số về thời gian đóng và hưởng BHXH cho ta thấy một năm hưởng lương hưu tương ứng với hai năm đóng BHXH, hay mức lương hưu gấp đôi mức đóng góp vào quỹ BHXH.

Mức đóng BHXH từ năm 1994-2009 là 20% tiền lương hàng tháng, năm 2010-2011 là 22%, năm 2012-2013 là 24% và từ năm 2014 trở đi là 26%, trong đó các quỹ thành phần như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp chiếm 4%, số tiền dành cho quỹ hưu trí và tử tuất còn lại từ 16-22% theo từng giai đoạn tương ứng đã nêu. Như vậy, mức lương hưu chỉ có thể nhận được trong khoảng từ 32-44% (tạm sử dụng mức tiền lương cao nhất của người lao động ở năm cuối trước khi nghỉ hưu làm cơ sở để tính lương hưu nhằm bỏ qua các khái niệm phức tạp về dòng tiền trong tài chính).

Trong khi đó, lâu nay mức hưởng lương hưu cho người đóng BHXH 30 năm là 75%, điều này đồng nghĩa với việc BHXH Việt Nam phải chi thêm cho người lao động từ 31-43% từ nguồn quỹ, dẫn đến việc vỡ quỹ là điều tất yếu trong tương lai không xa.

Giải pháp tăng độ tuổi nghỉ hưu nhằm tăng thu, giảm chi là khó khả thi trong giai đoạn hiện nay vì nhiều lý do, trong đó đáng kể nhất là sức lực và chất lượng công việc của đa số người Việt ở độ tuổi đó không còn đáp ứng được yêu cầu công việc.

Để khắc phục sự mất cân đối quỹ BHXH do thu ít chi nhiều hiện nay, ngoài việc tăng cường công tác thu nợ, tăng độ bao phủ BHXH, nâng cao hiệu quả đầu tư nguồn vốn… chúng ta cần xem lại cách tính lương hưu, nên ở mức tối đa là 60% thay vì 75%. Điều này ban đầu có thể gây sốc cho những người chuẩn bị nghỉ hưu, nhưng Luật BHXH mang tính lâu dài, với nguyên tắc lương hưu đảm bảo cuộc sống tối thiểu, đồng thời với các giải pháp giai đoạn chuyển tiếp nhằm hài hòa lợi ích thì chúng ta có thể bảo tồn và phát triển được quỹ BHXH.

Nếu mức hưởng mới được áp dụng, thì mỗi năm đóng BHXH tương ứng với 2% lương hưu trong tương lai. Khi người lao động tham gia hơn 20 năm BHXH nhưng vì lý sức khỏe phải nghỉ hưu trước tuổi thì tỷ lệ phần trăm lương hưu được hưởng sẽ là số năm đóng BHXH nhân với 2%. Về phần vượt trên 30 năm đối với nam thì giải quyết mỗi năm một tháng lương như chế độ hiện hành, đối với lao động nữ thì ưu tiên gấp đôi.

Về mức tiền lương năm cuối cùng hoặc mức tiền lương cao nhất của người lao động được xem xét là mức lương cơ sở để tính lương hưu, nếu quá trình tăng lương phù hợp trong mức cho phép, ví dụ mức tăng lương hàng năm không quá 7%. Trường hợp quá trình lương có tăng đột biến thì khi tính lương hưu có các quy định điều chỉnh mức lương năm cuối cùng cho phù hợp.

Đối với những người đã hưởng lương hưu mức 75% thì quy định không tăng mức phụ cấp trượt giá hàng năm cho đến khi đủ điều kiện tăng theo quy định mới.

Đây là góc nhìn từ lương hưu nhằm cân đối quỹ BHXH, nó vừa mang tính truyền thống, vừa mang tính hiện đại và thực tiễn để BHXH Việt Nam phát triển bền vững.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới