Thứ Sáu, 26/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Giáo dục Việt Nam: Nguyên nhân sự xuống cấp và cải cách cần thiết

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Giáo dục Việt Nam: Nguyên nhân sự xuống cấp và cải cách cần thiết

(TBKTSG Online) – Bài viết này nằm trong dự án nghiên cứu chung nhằm đánh giá và đề xuất hướng phát triển giáo dục ở Việt Nam. Đây là dự án đầu tiên của nhóm chuyên gia phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Saigon Times (STR) vừa mới được thành lập (14-12-2007) tại TPHCM.

Đây là một trong ba bài tác giả viết liên quan đến cải cách giáo dục ở Việt Nam, gồm (1) Giáo dục Việt Nam: nguyên nhân của sự xuống cấp và các cải cách cần thiết; (2) Chiều hướng phát triển dân số và học sinh, hiện tại và tương lai, (3) Phát triển giáo dục: vai trò của học phí, trách nhiệm nhà nước và khả năng ngân sách nhà nước.

Bài này đưa ra một nhận xét ai cũng biết nhưng ít ai để ý đến tầm quan trọng của nó: sự xuống cấp của đại học Việt Nam là do các “cải cách” của hệ thống đại học Việt Nam từ khi đổi mới kinh tế bắt đầu cuối năm 1989 chỉ nhằm mục đích tăng thu nhập cho cho giáo chức; không phải là tăng mức lương chính thức đối với các lớp chính qui, mà là tăng số lượng sinh viên thông qua các lớp tại chức, chuyên tu, từ xa… với danh nghĩa phổ cập giáo dục đại học. Nói cách khác, việc “cải thiện thu nhập” này gần như y hệt con đường mà các xí nghiệp vào thập niên 1980 buộc phải lập ra những “xí nghiệp đời sống”, rồi “ba lợi ích”… để bươn chải hòng thoát ra khỏi những sự kềm chế của cơ chế bao cấp! Đến nay, đổi mới trong lãnh vực giáo dục vẫn chưa vượt qua khỏi cái ngưỡng mà các xí nghiệp đã thực hiện vào thập niên 1980-1990!

Mục tiêu của quá trình phát triển đại học Việt Nam từ khi đổi mới kinh tế đến nay chưa bao giờ là chất lượng, trong đó có việc thiết lập lại kỷ cương và tính tự chủ trong việc bổ nhiệm giáo sư, quyết định chương trình và nội dung chương trình của truyền thống đại học đã được hầu hết các nước trên thế giới chấp nhận.

>> Mời bạn đọc nhấn vào đây để xem toàn bộ nội dung bài nghiên cứu.

TS VŨ QUANG VIỆT – Chuyên viên Liên hiệp quốc

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới