Thứ Ba, 30/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

KTSG số 34-2023: Từ ma trận bất động sản ở Trung Quốc…

Tòa soạn KTSG

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) – Thái độ cẩn trọng của ngành ngân hàng đối với việc cho vay kinh doanh bất động sản là không thừa nếu chúng ta nhìn vào sự chao đảo hiện tại của Trung Quốc vì một loạt diễn biến tiêu cực nảy sinh trên thị trường bất động sản.

Đó là quan điểm mà KTSG đưa ra trong bài xã luận mở đầu số báo phát hành sáng mai (24-8) có tựa đề Cẩn trọng với bất động sản là không thừa (ở mục Ý kiến).

Đi cùng là cụm nội dung về ma trận bất động sản Trung Quốc gồm các bài viết:

Trung Quốc liệu có mạnh tay “cứu” thị trường bất động sản? (Song Thanh): Các công ty bất động sản và người mua nhà tại Trung Quốc đang rất chờ đợi sự hỗ trợ từ chính phủ trong bối cảnh thị trường nhà đất khủng hoảng trầm trọng. Tuy nhiên, các biện pháp hỗ trợ mạnh mẽ có thể sẽ không bao giờ đến.

Trung Quốc: Chính quyền địa phương, bất động sản và shadow banking (TS. Phạm Sỹ Thành): Cùng các chính sách siết chặt tài chính ở Trung Quốc cộng với thời gian dài phong tỏa để thực hiện zero Covid là sự xuất hiện những trục trặc, và phản ứng domino đã xảy ra giữa các công ty bất động sản và lan sang ngân hàng bóng mờ (shadow banking).

Trung Quốc siết hệ thống shadow banking (TS. Phạm Sỹ Thành): Những thay đổi quan trọng nhất mà Trung Quốc đưa ra trong chiến dịch giảm đòn bẩy liên quan đến các quy tắc quản lý hầu hết các sản phẩm đầu tư và huy động, cả tài sản nợ và tài sản trong bảng cân đối kế toán của các ngân hàng.

Các đề tài kinh tế, văn hóa – xã hội khác trên cùng số báo:

Liệu Trung Quốc có rơi vào những thập niên mất mát? (Huỳnh Thế Du): Thập kỷ mất mát của Nhật Bản có đặc trưng: giảm phát kéo dài, kinh tế trì trệ, thị trường bất động sản suy giảm và căng thẳng tài chính. Với những gì đang xảy ra, khả năng Trung Quốc rơi vào tình cảnh tương tự là rất cao.

Nỗi lo về thị trường bất động sản chưa sớm kết thúc (Tuệ Nhiên): Với tình hình kinh tế khá bi quan như hiện nay, khả năng mua nhà để ở lẫn cho nhu cầu đầu tư nhà đất đều chưa thể sớm phục hồi như kỳ vọng.

Lộ trình hướng đến Net zero: Con đường bắt buộc phải đi (Quốc Hùng): Hướng đến phát thải ròng bằng 0 (Net zero) là thách thức, trách nhiệm nhưng cũng là cơ hội. Doanh nghiệp sớm thực hiện sẽ hưởng lợi thế của người tiên phong; Nhà nước cần xây dựng khung pháp lý ổn định, kêu gọi sự chung tay trong việc giảm thiệt hại biến đổi khí hậu.

Sàn giao dịch quyền sử dụng đất: Một ý tưởng hay nhưng không dễ thực hiện (An Nhiên): Thành lập sàn giao dịch quyền sử dụng đất là ý tưởng hay trên lý thuyết, nhưng để hiện thực hóa và phát huy lợi ích, hiệu quả trên thực tế thì sẽ rất chông gai.

Chứng khoán tuần qua: Tuần “lao dốc” bất ngờ của VN-Index! (Thanh Thủy).

Khó khăn “bủa vây” ngành bảo hiểm! (Đăng Linh): Ngoài khó khăn ở mảng kinh doanh thì xu hướng lãi suất giảm cũng tác động tới lợi nhuận của các doanh nghiệp bảo hiểm trong thời gian tới.

Chính sách tiền tệ phân kỳ và câu chuyện tỷ giá (Triệu Minh): Chênh lệch lãi suất giữa đô la Mỹ và tiền đồng trong thời gian qua làm tăng nhu cầu nắm giữ và lướt sóng đô la Mỹ ở thị trường trong nước, khi chính sách tiền tệ của Việt Nam đã sớm nới lỏng trở lại.

Lựa chọn từ một cao tốc xây trên mặt đất những đoạn thí điểm xây trên cầu cạn (Nguyễn Ngọc Trân): Lợi thế của cao tốc trên cầu cạn là tiết kiệm đất nông nghiệp, ít tác động xấu đến môi trường, không chia cắt cảnh quan…, nếu là tại những vùng cảnh quan đẹp nữa thì còn có thể góp phần thu hút khách du lịch.

Thử nghĩ về đầu tư công “xanh” (Hoàng Hạnh): Sẽ xuất hiện ngày càng nhiều những yêu cầu được cung ứng năng lượng sạch cho sản xuất. Đầu tư hạ tầng xanh có thể là một trong những phương thức thu hút FDI khi Việt Nam thật sự tham gia vào cuộc chơi thuế tối thiểu toàn cầu.

Lãnh Mỹ A rực rỡ sắc màu (Đỗ Quang Tuấn Hoàng): Nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa tại Tân Châu (An Giang) đã có hơn 100 năm nay. Bao thế hệ người dùng đã được tôn vẻ đẹp nhờ những vuông lụa Lãnh Mỹ A bền đẹp.

Để lụa Việt Nam mượt mà, tươi mới (Đỗ Quang Tuấn Hoàng): Lụa Việt Nam được ưa chuộng trên thế giới nhờ chất liệu thân thiện với môi trường, được làm thủ công, và chứa đựng những giá trị văn hóa độc đáo, thẩm mỹ tinh tế. Nhưng chỉ có thế mạnh “truyền thống” thôi thì chưa đủ.

Đóng cửa theo mùa hay tạm thời để du lịch hồi sinh? (Hồ Nguyên Thảo): Rác thải và ô nhiễm trở nên nghiêm trọng tại các bãi biển nổi tiếng ở Đông Nam Á. Một số nơi đã chọn ngưng hoặc tạm ngưng đón du khách, liệu đó có phải là giải pháp hữu hiệu?

Khi biển nồng nặc mùi xăng! (Nhân Tâm): Nhiều bãi biển cho phép phát triển các dịch vụ du lịch bị mang nặng mùi xăng thoát ra từ những chiếc ca nô dịch vụ trò chơi trên biển.

Quy chuẩn PCCC khó hiểu, làm khó cho doanh nghiệp (Song Nghi): Ngay cả các cơ quan chuyên môn của nhà nước còn không thể hiểu đúng về quy chuẩn quốc gia đối với an toàn cháy cho nhà và công trình (QCVN 06:2022/BXD) thì việc doanh nghiệp kêu khó trong áp dụng là tất yếu. Bộ Xây dựng cần xem lại về cách diễn đạt, cách dùng từ ngữ, thuật ngữ.

Linh hoạt lựa chọn đường đi (Trần Thanh Bình): 35,5% học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông không tham gia xét tuyển đại học. Một xu hướng lựa chọn ngày càng phổ biến trong vài năm trở lại là chọn trường cao đẳng để học nghề, bởi thời gian học ngắn hơn, học phí “dễ chịu” hơn và khi ra trường cũng dễ có việc làm hơn.

Một mình một rạp (Nguyễn An Nam): Chúng ta không có tác phẩm lớn, nhưng nếu có tác phẩm lớn liệu chúng ta có sẵn sàng đón nhận? Đó là câu hỏi bật lên trong đầu khi trong tình trạng một mình một rạp xem bộ phim Việt Nam Bên trong vỏ kén vàng vừa được xướng tên ở giải Cannes danh giá.

Sống chung với… gió nổi! (Huỳnh Trọng Khang): Từ hai thiên truyện Gió nổi lên và Ngôi làng thơ mộng của Hori Tatsuo đến phiên bản phim Gió nổi của Miyazaki Hayao, để nói về thứ hạnh phúc gần gụi mà tựa hồ không thật…

Nuôi dưỡng đam mê (Vũ Thị Huyền Trang): Tôi rất thích nhìn sự nghiêm túc của một đứa trẻ khi nó được sống với đam mê của chính mình. Đó là sự nghiêm túc trong lao động mà không phải lúc nào cũng được công nhận. Bởi có những bậc cha mẹ không nhận ra niềm đam mê của con mình.

Đằng sau sự bùng nổ các cuộc thi hoa hậu tại Việt Nam (Lê Hoài Ân – Ngô Hoàng Khánh Duy): Chỉ tính riêng số cuộc thi hoa hậu được tổ chức từ năm 2020 đến nay đã bằng số lượng cuộc thi hoa hậu được tổ chức từ những năm 2000 cộng lại.

Pin thể rắn sẽ giúp ngành ô tô điện đột phá (Ngân Diệp): Ngành công nghiệp ô tô thế giới đang đầu tư mạnh vào công nghệ pin thể rắn nhằm cải thiện phạm vi hoạt động của xe, nâng cao mức độ an toàn, đồng thời cắt giảm chi phí sản xuất.

Xe điện giúp Trung Quốc dẫn đầu thế giới về xuất khẩu ô tô (Lạc Diệp): Xuất khẩu xe điện đang giúp Trung Quốc dần dần vượt mặt các cường quốc về công nghiệp ô tô như Đức, Nhật Bản hay Mỹ.

Vì sao ô tô điện Trung Quốc vẫn vắng bóng trên đường phố châu Âu? (Khương Quang Đồng): Giá xe cũng là yếu tố quan trọng, nhưng đòi hỏi của khách hàng châu Âu về cơ bản không ở sự hào nhoáng mà là xe phải an toàn, khả năng vận hành cao (cảm giác lái tốt, độ rung và ồn thấp ở vận tốc cao…). Điểm quan trọng, họ rất gắn bó với các thương hiệu truyền thống của quốc gia.

Khi giới trẻ đi kiện vì khí hậu (Nguyễn Vũ): Một nhóm thanh niên đệ đơn kiện chính quyền tiểu bang Montana (Mỹ) do đã không làm tròn trách nhiệm trong việc bảo vệ người dân trước biến đổi khí hậu, trong khi vẫn duy trì những chính sách thuận lợi cho các hãng khai thác, sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Mời bạn đọc đón xem!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới