Thứ Bảy, 27/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

TBKTSG số 21-2016: Lối ra cho an toàn thực phẩm

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

TBKTSG số 21-2016: Lối ra cho an toàn thực phẩm

Tòa soạn TBKTSG

(TBKTSG Online) – Ăn uống sao cho an toàn là việc của cộng đồng, xã hội và thuộc trách nhiệm chính trị và pháp lý của Nhà nước – Luật sư Nguyễn Tiến Lập đã nêu trong bài viết của mình trên TBKTSG số phát hành vào sáng mai, 19-5, ở chuyên mục Sự kiện & vấn đề.

Trong bài An toàn thực phẩm: khâu đột phá cải cách hệ thống?, LS. Lập cho rằng ba vấn đề mấu chốt Chính phủ cần thiết phải làm lúc này là (i) chỉ định một cơ quan nhà nước thống nhất chịu trách nhiệm về ATTP; (ii) xác định thước đo mới về trách nhiệm hay sự hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan quản lý ATTP; (iii) huy động sự tham gia mạnh mẽ của các tổ chức xã hội trong lĩnh vực ATTP và bảo vệ người tiêu dùng.

Còn ở bài phỏng vấn Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng Minh, nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy sản (tựa bài Phải chỉ ra thực phẩm sạch, Mỹ Lệ thực hiện), bà Minh cho rằng Chính phủ cần đưa ra một chương trình quản lý ATTP, theo đó, các cơ sở sản xuất thực phẩm bắt buộc phải áp dụng và được chứng nhận đạt chuẩn; quy định nhà sản xuất có trách nhiệm cung cấp thông tin minh bạch về quá trình sản xuất; khuyến khích thương nhân tại chợ truyền thống bán thực phẩm có truy xuất nguồn gốc.

Theo bà Minh, vấn đề ATTP, cần Tiếp cận theo hệ thống, coi nhà sản xuất là trung tâm (tựa đề bài viết của bà Minh). Các tiêu chuẩn kỹ thuật như GAP, HACCP… mới là một nửa câu chuyện, nửa còn lại là làm thế nào để người tiêu dùng có thông tin về sản phẩm, tức vấn đề phát triển thị trường cho sản phẩm đạt chuẩn.

Các đề tài khác:

Trong cái rủi có cái may (mục Ý kiến): Từ những vụ cá chết hàng loạt, dư luận được đánh động, ý thức về môi trường của mọi người nâng lên rất nhiều. Quan trọng hơn, dưới áp lực của công luận, ứng xử của nhà quản lý sẽ phải khác trước.

Tiền lương tối thiểu ở một số quốc gia – kinh nghiệm cho Việt Nam (TS. Trương Văn Cẩm): Việc duy trì hệ thống lương tối thiểu và sử dụng lương tối thiểu ở một số quốc gia cùng những khuyến nghị cho Việt Nam.

Nới lỏng chính sách thuế cần đồng bộ với giám sát thực thi (Bàn tròn doanh nhân xung quanh cam kết nới lỏng chính sách thuế của Thủ tướng Chính phủ – Tâm An thực hiện): Việc giảm thuế, phí là biện pháp tháo gỡ cấp bách giúp doanh nghiệp có nguồn tái sinh, tăng “sức đề kháng”. Và trong thực thi, người đứng đầu các cơ quan thuế phải làm gương để tạo ra văn hóa công chức trong công sở.

Tiết kiệm nguồn lực xã hội rất lớn (Quang Chung): Việc tiếp nhận, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu điện nếu được áp dụng đại trà sẽ đem lại rất nhiều ích lợi cho xã hội.

Những ngày giáp hạt (Hải Lý): Đòi hỏi giảm lãi suất ngày càng cấp thiết do tăng trưởng GDP quí 1 năm nay thấp hơn cùng kỳ.

“Sóng” cổ phiếu ngân hàng đến từ đâu? (Linh Trang): Kết quả kinh doanh quí 1 của nhóm ngân hàng khá tích cực; nhà đầu tư kỳ vọng vào khả năng dự thảo Thông tư 36 sẽ được sửa đổi phù hợp tình hình thực tế; có thông tin liên quan đến khả năng mở room ở một số ngân hàng.

Sôi động IPO 4 tháng đầu năm! (Bình An): Thị trường vẫn đang chờ những đợt phát hành cổ phiếu lần đầu của những doanh nghiệp lớn như MobiFone.

Đổi nợ lấy cổ phần: đến hồi rút (Ngọc Lan): Cách đây vài năm, xu hướng “đổi nợ lấy cổ phần” rộ lên trước các đề nghị hoán đổi nợ của các ngân hàng lấy cổ phần các công ty cảng biển của Vinalines. Tuy nhiên đến nay, hai trong số ba ngân hàng làm được việc này đã đề nghị thoái vốn.

Cần nhiều hơn vai trò điều tiết của Nhà nước (Hoàng Quốc Đông): Chuyển nợ xấu thành vốn góp là một hình thức xử lý nợ xấu mang nhiều kỳ vọng nhưng cần nhiều hơn vai trò điều tiết của Nhà nước.

Dự án TISCO giai đoạn 2: như một “Vinashin” trong ngành thép (Lan Nhi): Sự “sụp đổ” sớm của dự án cải tạo, nâng cấp mở rộng Nhà máy Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 dẫn đến việc Chính phủ phải xem xét sự tồn tại của dự án này.

Công ty vỏ bọc: không bất hợp pháp, cũng không mấy tốt đẹp! (Phan Minh Ngọc): Mặc dù các công ty vỏ bọc có thể hoàn toàn hợp pháp nhưng sự tồn tại của chúng và việc sử dụng chúng cho một mục đích nào đó thường chỉ có hại, hoặc chí ít chẳng tốt đẹp gì, nếu nhìn từ lợi ích quốc gia và trật tự xã hội.

Đầu tư quỹ bảo hiểm: cần bộ đôi an toàn và minh bạch (Phan Thị Ngọc Thắng): Nguy cơ mất trắng hàng ngàn tỉ đồng đầu tư từ quỹ bảo hiểm đã được công bố. Hoạt động đầu tư này cần an toàn, minh bạch, xác định trách nhiệm.

Luật có thực sự có kẽ hở? (Trần Thanh Tùng – Võ Đình Đức): Vụ kiện tranh chấp tên miền tictours.vn là vụ kiện hy hữu. Đây cũng là vụ án tiêu biểu về nghĩa vụ của người quản lý công ty và cho thấy những vấn đề pháp lý còn bỏ ngỏ.

Mong manh cơ chế bảo vệ bên thứ ba ngay tình (Bùi Đức Giang): Trong Bộ luật Dân sự 2015, quy định nhằm bảo vệ bên thứ ba ngay tình trong các giao dịch còn khá sơ lược.

Không thể dựa mãi vào hàng rào kỹ thuật (Quốc Hùng): Hàng rào kỹ thuật bảo vệ doanh nghiệp trong nước tỏ ra không hiệu quả và đến một ngày nào đó sẽ không còn hiệu lực. Doanh nghiệp phải đổi mới công nghệ, tăng chất lượng và giảm giá thành sản phẩm để cạnh tranh.

Dệt – may: bỏ thấp, bắt cao (Văn Nam): Hàng loạt khách hàng dệt may đã chuyển đơn đặt hàng từ Việt Nam sang Myanmar và Lào để được hưởng thuế suất ưu đãi hàng đi châu Âu và Mỹ. Có ý kiến cho rằng thay vì chạy theo giữ các đơn hàng giá trị thấp, doanh nghiệp Việt Nam cần liên kết lại nhắm tới thỏa mãn những khách hàng khó tính bằng các dòng sản phẩm kỹ thuật cao.

Nuôi loài cá nào dễ bán? (Nguyễn Thanh Lâm): Định vị lại ngành nuôi cá nước ngọt ở Việt Nam: phải chăng cá Pangasius sắp hết hơi; cá rô phi, cá chép sẽ lên ngôi?

Sao doanh nghiệp phải đi đường vòng (Chính Phong): Thông tư 23/2015 do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành bị doanh nghiệp phản đối vì quy định tuổi máy móc thiết bị đã qua sử dụng được nhập khẩu không vượt quá 10 năm.

Phù phiếm hay thực tế (Trung Kiên): Cách mà tầng lớp khá giả tiêu xài cũng phản ánh văn hóa và nhận thức của họ.

Chọn sách, bỏ vàng (Trần Bảo Định): Lời của ông Nguyễn Văn Trương, bút hiệu Nguyễn Hùng Trương (1926-2005), người bảo trợ Tập san Sử Địa xuất bản trước năm 1975: “Biết rằng ngày mai tôi mất, hôm nay tôi vẫn còn phải học, biết đâu chút nữa, chiều nay hoặc tối nay, việc học có thể giúp ích phần nào cho tôi và cho những người xung quanh tôi”.

Ngập trong rác tiếng ồn (Thiên Di): Có một thứ rác ảnh hưởng thô bạo đến trật tự an toàn xã hội. Đó là… rác tiếng ồn.

Gõ… (Nguyễn Quang Thân): Chưa biết sợ pháp luật thì chưa thể thành người, huống gì làm một ông quan tốt.

Tiến sĩ, thấy mà lo (Đỗ Ngô Trần): Ước tính nước ta hiện có 24.000 tiến sĩ. Luận án tiến sĩ để ở đâu, sao không đưa vào ứng dụng phát triển đất nước? Các tiến sĩ hiện đang làm nghiên cứu khoa học hay làm lãnh đạo ở các cơ quan nhà nước?

Hiểu Đà Lạt qua những kỷ vật (Nguyễn Vinh): Hiện nay, những du khách muốn đi sâu tìm hiểu quá khứ Đà Lạt thích đến “bảo tàng” số 1, đường Lý Tự Trọng, thành phố Đà Lạt.

Hành vi tổ chức (Phạm Kỳ Anh): Con người không phải một mình sống ở đời mà sống cùng, sống với người khác. Vào một môi trường tổ chức lại càng phải như vậy.

Nhai một củ gừng (Hồng Phúc): Hãy hạnh phúc với cái đắng cay, ngọt bùi của cuộc sống, trải qua các trạng thái cảm xúc một cách trọn vẹn.

Trang Kinh tế thế giới có các bài:

Venezuela bên bờ vực (Minh Đức): Một doanh nhân đang phải đối diện với án tù chỉ vì những cuộn giấy vệ sinh trong nhà vệ sinh của công ty. Giờ đây, tại Venezuela, những thứ khó có thể tưởng tượng đều có thể trở thành bình thường.

Trung Quốc chưa có kinh tế thị trường: Việt Nam coi chừng “án lệ” (Lê Sỹ Giảng): Nghị viện châu Âu vừa ra Nghị quyết về quy chế kinh tế thị trường đối với Trung Quốc. Tại sao EU phải ra nghị quyết này? Nó ảnh hưởng thế nào đến quan hệ thương mại Trung Quốc – EU? Nó liên quan hoặc hệ lụy gì tới Việt Nam?

Brazil: tương lai bất định (Quang Dũng): Khủng hoảng chính trị trầm trọng ở Brazil không chỉ đốt cháy các thành quả kinh tế của quốc gia này mà còn đặt ra nguy cơ khai tử nhóm BRICS.

Mời bạn đọc đón xem!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới