Thứ Sáu, 26/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Công nghiệp lao đao  

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Công nghiệp lao đao  

Xuất khẩu giảm sút mạnh và tốc độ tăng trưởng công nghiệp đang trên đà đi xuống. Trong ảnh là công nhân ngành may, một ngành đang gặp khó khăn – Ảnh minh họa: TL

(TBKTSG Online) – Sắp tới, trong danh sách những công ty thuộc ngành may của Việt Nam sẽ không còn hai cái tên quen thuộc là Song Ngọc và Chợ Lớn nữa. Ông Nguyễn Đức Hoan đã quyết định đóng cửa các nhà máy ở khu công nghiệp Bình Đăng và từ bỏ luôn nghề làm hàng may xuất khẩu mà ông và vợ đã gắn bó suốt 28 năm qua.

“Nghề này quá cực nhưng không hiệu quả”, ông nói và giải thích thêm: “tất cả các chi phí đầu vào đều tăng ít nhất 25%, trong khi đó giá gia công xuất khẩu hầu như không tăng được. Thêm vào đó, đồng đô la Mỹ thu về lại bị mất giá so với tiền Việt Nam, làm cho doanh nghiệp bị lỗ”.

Ngay cả khi những khó khăn tạm thời kể trên có sớm qua đi, thì ngành may ở TPHCM cũng bấp bênh do thường xuyên bị đe dọa bởi tình trạng thiếu công nhân và áp lực phải tăng lương để cạnh tranh về nguồn nhân lực với các ngành khác. Tình cảnh của ngành công nghiệp Việt Nam nói chung hiện nay, trừ ngành khai thác dầu khí, cũng không sáng sủa hơn hai công ty may xuất khẩu Chợ Lớn và Song Ngọc.

Chuyên mục Sự kiện & Vấn đề tuần này của Thời báo Kinh tế Sài Gòn sẽ tập trung phản ánh tình hình sản xuất công nghiệp trong bối cảnh Chính phủ đang nỗ lực có những giải pháp kiềm chế lạm phát, mà hiệu ứng phụ của nó là xuất khẩu giảm sút mạnh và tốc độ tăng trưởng công nghiệp đang trên đà đi xuống. Chuyên mục còn có bài phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Công thương Bùi Xuân Khu về những giải pháp nhằm khắc phục tình trạng này.

Kính mời bạn đọc xem toàn bộ chuyên đề của Thời báo Kinh tế Sài Gòn số 13-2008 tại đây.  

Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới