Thứ Sáu, 26/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Diện tích gieo sạ giảm 20%, giá lúa cấp thấp vượt mặt lúa chất lượng cao thành chuyện… bình thường

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Diện tích gieo sạ giảm 20%, giá lúa cấp thấp vượt mặt lúa chất lượng cao thành chuyện… bình thường

Trung Chánh

(KTSG Online) – Giá lúa cấp thấp (lúa thường) ở một số địa phương Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã chính thức "vượt mặt" lúa chất lượng cao (lúa hạt dài). Nghịch lý tưởng chừng lâu lâu mới xảy ra này đang trở thành… phổ biến.

Diện tích gieo sạ giảm 20%, giá lúa cấp thấp vượt mặt lúa chất lượng cao thành chuyện... bình thường
Gạo được xuất kho tại chợ đầu mối lương thực Bà Đắc, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Ảnh: Trung Chánh

Đồng loạt tăng ở nhiều địa phương

Bản báo cáo tổng hợp về diễn biến thị trường lúa gạo ở một số địa phương thuộc vùng ĐBSCL của Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) được công bố hôm 18-3 vừa qua cho thấy, giá lúa thường (IR 50404) ở một số địa phương hiện có giá bán cao hơn so với lúa hạt dài (chất lượng cao).

Cụ thể, ở tỉnh Tiền Giang, loại lúa IR50404 tươi bán tại ruộng là 6.650 đồng/kg, trong khi loại hạt dài là 6.550 đồng/kg, tức lúa thường đang được bán với giá cao hơn loại cao cấp là 100 đồng/kg. Tương tự, giá bán hai loại này tại tỉnh Đồng Tháp tương ứng là 6.650 đồng/kg và 6.550 đồng/kg; còn ở TP Cần Thơ là 6.650 đồng/kg và 6.450 đồng/kg cao hơn 200 đồng/kg; tại tỉnh An Giang, giá lúa thường cũng cao hơn hạt dài 100 đồng/kg.

Điều tương tự cũng xảy ra khi giao dịch tại kho với mức giá chênh lệch phổ biến là IR 50404 cao hơn loại cao cấp 100 đồng/kg.

Vào giữa tháng 12-2020, KTSG Online đã ghi nhận tình trạng vượt giá này như một nghịch lý tưởng chừng khó xảy ra nhưng đã xuất hiện trong thực tế. Bởi vì, loại lúa hạt dài chất lượng cao cho chất lượng gạo tốt, được người tiêu dùng ưa chuộng có giá bán cao hơn so với lúa cấp thấp. Câu hỏi được đặt ra là điều gì đã khiến giá lúa thường đã vượt mặt so với lúa chất lượng cao?

Diện tích giảm, nhu cầu dùng cao

Một doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo ở ĐBSCL cho rằng, nguồn cung của lúa thường IR 50404 hạn chế, trong khi nhu cầu thị trường với loại lúa này cao do được dùng nhiều trong việc chế biến bánh, bún và thu mua dự trữ quốc gia nhiều… dẫn đến tình trạng giá lúa thường tăng.

Thực tế, tại cuộc hội nghị “Sơ kết sản xuất trồng trọt vụ đông xuân 2020-2021 và triển khai kế hoạch sản xuất vụ hè thu, vụ thu đông, vụ mùa năm 2021” diễn ra vào hôm nay, 24-3, ở TP Cần Thơ, ông Lê Thanh Tùng, Phó cục trưởng Cục trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết vụ đông xuân 2020-2021, vùng ĐBSCL đã xuống giống hơn 1,5 triệu héc-ta với sản lượng lúa thu hoạch đạt trên 10,7 triệu tấn.

Tuy nhiên, do diện tích của nhóm lúa cao cấp loại hạt dài và lúa thơm, đặc sản chiếm đến 77,5% trong khi lúa thường nói trên chỉ chiếm 9,5% tổng diện tích của vùng ĐBSCL và còn lại là nếp và các giống khác.

Như vậy, nếu so với những năm trước, diện tích gieo sạ của chủng loại lúa thường đã giảm khoảng 20%, tức những năm trước diện tích gieo sạ giống lúa thường chiếm đến khoảng 30% trên tổng diện tích giống của từng vụ.

Với nhu cầu của riêng thu mua dự trữ quốc gia năm 2021 được công bố rơi vào khoảng 190.000 tấn (dự trữ quốc gia thường nhập kho gạo sản xuất từ giống lúa thường hay còn gọi cấp trung bình – PV), thì rõ ràng nhu cầu của phân khúc này đang có, đó là chưa kể nhu cầu làm bánh, bún. Đây cũng là lý do dẫn đến việc một số doanh nghiệp đã tìm đến nguồn cung của Ấn Độ như thực tế diễn ra trong thời gian qua.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới